| Hotline: 0983.970.780

“Săn” mai Tết vùng biên

Thứ Ba 09/02/2010 , 08:56 (GMT+7)

Cứ tầm 15- 25/12 âm lịch là hàng trăm “thợ săn” mai Tết ở vùng biên Lao Bảo, Khe Sanh (Hướng Hoá, Quảng Trị) bắt đầu bước vào mùa.

Cứ tầm 15- 25/12 âm lịch là hàng trăm “thợ săn” mai Tết ở vùng biên Lao Bảo, Khe Sanh (Hướng Hoá, Quảng Trị) bắt đầu bước vào mùa. “Đội quân” này không chỉ là người Kinh mà còn có cả đồng bào Vân Kiều, Pa Cô.

Từ sáng sớm tinh mơ, những căn nhà sàn ở bản Ktup, Katang (thị trấn Lao Bảo), khóm 2, khóm 5 (thị trấn Khe Sanh) đã rục rịch tiếng người. Lớp trai bản bắt đầu bữa ăn sáng vội vàng, tay cầm mác, rựa, cuốc, xẻng chuẩn bị vượt dòng Sêpôn vào rừng “săn” mai tết. Cùng đi trong nhóm thợ săn năm nay vẫn không thể thiếu anh Hồ Văn Ớt (bản KaTup). Ớt là tay thợ săn mai “có tiếng” ở vùng biên này.

Cứ giáp tết, nhờ mối “quan hệ” của mình, cư dân sống sát biên giới các huyện Sêpôn, Mường Noòng (Savannakhet, Lào) sẽ báo cho Ớt biết địa điểm nào có nhiều mai rừng đẹp. Và chính những cư dân này sẽ trở thành người dẫn đường cho nhóm thợ săn của Ớt với thù lao 30-50 nghìn Kíp (khoảng 60-100 nghìn đồng tiền Việt)/người.

Đội quân săn mai của Ớt có 5 người, họ chủ yếu là người Pa Cô cùng bản. Cơm nước xong, Ớt vội cùng đoàn lao xuống sòng Sêpôn khi bầu trời vùng biên ải còn ngậm sương. Ớt cho hay: “Mùa này mà vượt sông thì không có gì đáng ngại. Làm cái nghề ni phải có sức, sức phải bền mới “ăn rừng ngủ rú” với…mai được. Mỗi chuyến đi của bọn này khoảng 3-4 ngày mới trở về. Nếu vào vùng mai mọc dày thì trúng đậm mỗi người cũng kiếm được vài “xị” (vài trăm)”.

Đường đi của nhóm thợ săn mai lắm gian nan. Từ thị trấn Lao Bảo sau khi vượt sông Sêpôn, họ đi hơn 50km men theo tuyến đường mòn của xe reo (xe khai thác gỗ lậu) để đến các bản Na coòng, La Lung (Mường Noòng) trú chân tại đây. Từ đây phải đi thêm một ngày đường rừng nữa mới chặt được mai. Sang Lào, họ ăn ở cùng dân bản, cứ mỗi nhóm thợ săn chia nhau ra về xin ở với từng hộ gia đình với giá 20-30 nghìn Kíp/ngày. Anh Mang Phoòng, một người dẫn đường ở Na Coòng cho biết: “Cứ đến dịp tết Nguyên Đán, người Việt qua đây thuê tui dẫn đường rất đông. Họ chỉ chặt mai nhánh về chưng trong mấy ngày tết thôi”.

Mấy năm trước nhiều nhóm thợ săn đi mấy ngày trường mà trở về tay không vì không tìm được nơi “cư trú” của mai. Hầu hết những cánh rừng ở Việt Nam giáp mạn Lào đã bị “vặt” sạch. Muốn có mai đẹp về bán được giá phải qua rừng Lào mới có. Chặt mai đã khó, luồn rừng mang những cành mai trở ra mà không làm rụng bông, lá còn gian nan hơn nhiều. Với nhóm thợ săn của Ớt, kinh nghiệm nhiều năm đã giúp họ mang về thị trấn những cành mai giá bạc trăm có khi bạc triệu…

Nghề “săn” mai tết cũng lắm gian nguy, có khi phải đổi bằng sinh mạng! Năm ngoái cũng vào dịp cận tết như hiện nay, chồng chị A Rí- anh Pả Xong (bản Cu Dong, xã Húc) theo đám trai bản vào rừng chặt mai. Cứ ngỡ làm vài chuyến kiếm tiền về sửa căn nhà, ăn tết cho ấm cúng. Chưa kiếm được cành mai nào ưng ý thì Pả Xoong bị rắn độc cắn. Mặc dù được đám trai bản cắt rừng, nhanh chân mang về tận bản rồi dùng xe máy chở ra bệnh viện huyện nhưng do thời gian kéo dài quá lâu, độc rắn phát tán nên anh qua đời ngay hôm đó…

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Ký kết giao ước thi đua ngành nông nghiệp các tỉnh, thành vùng ĐBSCL

Hội nghị nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh phong trào thi đua vùng ĐBSCL năm 2024.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất