| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm đặc biệt từ trái thanh long

Thứ Năm 18/07/2013 , 10:19 (GMT+7)

Gần 3 năm tự mày mò, nghiên cứu, nông dân Nguyễn Văn Tòng đã chế biến thành công nước trái cây lên men thanh long ruột đỏ...

Gần 3 năm tự mày mò, nghiên cứu, nông dân Nguyễn Văn Tòng ở ấp Hội Xuân, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành (Long An) đã chế biến thành công nước trái cây lên men thanh long ruột đỏ, đạt giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật của nhà nông” lần thứ II của tỉnh.

Tình cờ + nỗ lực = thành công

Chỉ cần hỏi tên bác Tòng thì khắp thị trấn Tầm Vu ai cũng biết. Bởi lẽ, sản phẩm của bác được người dân nơi đây sử dụng rất nhiều. Trước khi tìm đến nhà ông, tôi hỏi thăm một số người dân gần đó về thức uống mới lạ này, hầu như ai cũng khen vì nó rẻ, mùi vị thơm, cả trẻ con lẫn người lớn đều có thể sử dụng.

Cảm giác đầu tiên khi tiếp xúc với ông là sự thân thiện, vui vẻ, chan hòa. Ông kể với tôi về nguyên nhân mà mình sáng chế ra loại thức uống này với lời lẽ rất hào sảng: "Khoảng đầu năm 2009, sau một lần đi hớt tóc tại tiệm ông Tư, vốn là bạn thâm niên, tôi tình cờ được ông giới thiệu gặp TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam. Khi gặp, vị TS đã gợi ý cho tôi chế biến một thức uống từ trái thanh long, sau khi bà đã uống thử một sản phẩm tương tự ở Singapore".


Ông Tòng giới thiệu sản phẩm của mình

Sau nhiều lần học hỏi kỹ thuật ở Sở KH-CN Long An nhưng không thành, ông Tòng tìm đến Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam và được cán bộ kỹ thuật gợi ý làm sản phẩm này giống như làm “cơm rượu”. Ngay lần cho ra sản phẩm đầu tiên, ông đã thất bại vì men quá nhẹ, ruột thanh long bóp bằng tay không đều.

Không bỏ cuộc, ông quyết định xay thanh long bằng máy xay sinh tố, rồi ủ bằng men nấu rượu để liều lượng cao hơn. Nhiều tháng trời nghiên cứu, ông thử tăng nồng độ men nấu rượu đậm hơn và ghi chép lại. Cuối cùng, sau khi đã cho đủ liều lượng phù hợp, sản phẩm của ông đã chính thức hoàn thiện với gần 3 năm nghiên cứu.

Năm 2012, sau khi đã hoàn tất sản phẩm này, ông phổ biến cho bà con dùng thử và tham gia cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật của nhà nông” lần II của tỉnh. Một thức uống độc đáo, mới lạ đã khiến ban giám khảo khen ngợi, đem đến cho ông giải Nhất một cách xứng đáng.

Tiếp tục nghiên cứu

Thành công nối tiếp thành công, từ thời điểm đoạt giải, sản phẩm của ông có sức thu hút khắp trong và ngoài tỉnh. Mỗi khi thị trấn có tiệc tùng, thì y như rằng họ lại đặt mua của ông.

Người nào biếu quà thì mua vài chục, không thì mua một ít uống trong gia đình, ai ai cũng ưa chuộng. Đây là sản phẩm không chất hóa học, chất bảo quản, có tác dụng tốt cho sức khỏe, phù hợp với nhiều lứa tuổi. Sản phẩm này đã được cấp Giấy chứng nhận ATVSTP và được phép lưu hành.

Không ngại lộ bí quyết, ông đưa tôi xuống “phòng kỹ thuật”, vốn là chỗ đặc biệt chỉ mình ông được vào. Ông nói: “Thực ra, làm nước trái cây lên men từ trái thanh long không khó, chỉ vài bước đơn giản, cầu kỳ ở liều lượng pha chế cho phù hợp thôi”.

Ban đầu, ông xay thanh long bằng máy sinh tố, tiếp tục ủ cùng với men rượu theo nồng độ 5 gr men/kg thanh long khoảng 1 tuần, sau đó phân tách bã, cuối cùng là xử lý nhiệt 100 độ C, pha đường với tỷ lệ ngang trái ngọt tự nhiên trước khi đóng gói hoàn thiện sản phẩm.

Không chỉ có nước uống từ trái thanh long ruột đỏ, ông cũng đã hoàn thành cách thức tương tự đối với trái thanh long ruột trắng, cùng với nhiều loại quả khác như nho, khóm (dứa) lẫn nho. Chưa thỏa mãn với thành công, ông tiếp tục nghiên cứu sản phẩm tiếp theo là thức uống giải khát không độ từ các loại hoa quả.

Với hứa hẹn sản phẩm sắp tới sẽ tốt hơn, phục vụ đông đảo bà con gần xa, ông có câu khẩu hiệu dán dưới những tấm bằng khen: “Một sự nghiên cứu trong âm thầm lặng lẽ. Đầy kiên nhẫn sẽ nảy sinh những công trình vĩ đại”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm