Thứ sáu, 29/03/2024 | 06:55 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 14:45, 15/08/2017

Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao Bắc Giang không lo đầu ra

Sau gần một năm đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả tích cực. 

Sản phẩm thuận đầu ra, thậm chí không đủ cung cấp cho nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi nhuận lớn.
 

Liên kết tiêu thụ chặt chẽ 

Nhiều người biết đến mô hình NNCNC điển hình của hộ anh Trần Xuân Đăng (SN 1985) trồng dưa lưới, dưa leo trên diện tích hơn 2.000m2 nhà màng tại thôn Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng. Tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin, ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng anh Đăng lại đam mê làm nông nghiệp. Cuối năm 2016, bên cạnh điều hành doanh nghiệp kinh doanh phần mềm, anh về quê xây dựng các hạng mục trồng rau CNC; thành lập HTX Nông nghiệp CNC Trí Yên.

08-33-29_20170731061433-nh-12
Mô hình dưa lưới trong nhà màng ở xã Trí Yên

Sau khi làm xong nhà màng có hệ thống tưới tự động, anh trồng dưa lưới, dưa leo trong các bao đất được xử lý bảo đảm sạch bệnh. Ngoài ra, với kiến thức về công nghệ thông tin, anh lắp đặt thiết bị báo tưới tự động trên điện thoại, qua đó nắm được độ ẩm, nhu cầu nước tưới của cây trồng từ đó điều tiết kịp thời dù không có mặt trực tiếp ở thực địa.

Với cách làm linh hoạt, sáng tạo, các cây trồng trong nhà màng sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện dưa leo bắt đầu cho thu hoạch, được Cty TNHH Nông sản Minh Tâm (Hà Nội) bao tiêu với giá 18 nghìn đồng/kg; ký hợp đồng với Cty TNHH Nông Sinh Khang Nguyên (TP Hồ Chí Minh) thu mua dưa lưới.

Anh Đăng cho biết: “Vụ đầu sản xuất, lợi nhuận đạt khoảng 200 triệu đồng, không lo lắng về đầu ra. Thời gian tới, tôi vận động một số người thân góp đất mở rộng quy mô gấp ba lần để trồng rau CNC; đồng thời đưa vào sử dụng phần mềm tự động chăm sóc cây trồng nhằm tiết kiệm công lao động, giảm chi phí đầu tư”.  

Tương tự mô hình sản xuất nấm, rau CNC của HTXNN Tiên Tiến, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với HTXNN Đại Đồng, huyện Yên Dũng.

Theo tổng hợp của Sở NN-PTNT Bắc Giang, đến nay các huyện, TP đang triển khai thực hiện 22 mô hình NNCNC. Trong đó, 19 mô hình sản xuất rau còn lại là trồng hoa. Các mô hình đi vào sản xuất đều có hợp đồng ký kết tiêu thụ chặt chẽ với doanh nghiệp, HTX. Nhiều tư thương, người dân đến tận ruộng đặt mua nhưng sản phẩm không đủ để cung cấp. 
 

Hỗ trợ kịp thời

Đạt được những kết quả trên, bên cạnh nỗ lực của các chủ mô hình trong việc tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ còn có sự vào cuộc tích cực của chính quyền các cấp, cơ quan chuyên môn.

Ngoài chính sách của tỉnh, một số huyện, TP có cơ chế riêng cho NNCNC. Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng cho biết: “Xác định NNCNC là hướng đi bền vững, lâu dài, huyện quy hoạch vùng trên cơ sở đánh giá kỹ chất đất, điều kiện canh tác; đồng thời hỗ trợ cho vùng sản xuất rau CNC và tập trung quy mô từ 2ha trở lên với mức 130 triệu đồng/ha để làm đường giao thông, kênh mương nội đồng, đường điện. Bên cạnh đó, chúng tôi chỉ đạo đơn vị chuyên môn bám sát cơ sở sớm tháo gỡ, giải đáp những vướng mắc, kiến nghị của người dân”.

Ảnh: Việt Hưng/Báo Bắc Giang

Huyện Tân Yên hỗ trợ 70 triệu đồng/mô hình trồng rau, hoa trong nhà lưới có quy mô từ 1.000m2 trở lên; 35 triệu đồng/ha cho hệ thống tưới tiết kiệm. Huyện Lạng Giang hỗ trợ thiết bị nhà lạnh cho hai mô hình sản xuất nấm CNC tại xã Tiên Lục và Nghĩa Hưng với mức 143 triệu đồng/mô hình; 355 triệu đồng/mô hình trồng hoa cao cấp trong nhà lưới tại xã Thái Đào.

Những lợi thế, ưu điểm của NNCNC đã được khẳng định song việc triển khai thời gian qua vẫn gặp một số trở ngại. Ông Nguyễn Văn Nghiệp, Giám đốc HTXNN Đồng Tâm 3 nêu: “Chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng sản xuất khá lớn, khoảng  1 tỷ đồng/mô hình nhưng việc vay vốn từ các ngân hàng thương mại rất khó khăn. HTX đã nhiều lần liên hệ với ngân hàng và đều bị từ chối vì không có tài sản thế chấp”.

Ngoài ra, nhiều mô hình còn vướng về mặt bằng, tích tụ ruộng đất cũng như trình độ kỹ thuật chuyên môn, kinh nghiệm tổ chức sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trước thực tế này, ông Nguyễn Văn Khái, Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Giang cho biết: “Để nông nghiệp ứng dụng CNC đạt được mục tiêu đề ra, Sở chỉ đạo đơn vị chuyên môn đồng hành cùng các chủ mô hình, hướng dẫn quy cách xây dựng nhà lưới, nhà màng; trồng rau, hoa đúng quy trình kỹ thuật. Đồng thời, Sở sẽ tham mưu giải pháp tháo gỡ về vốn, mặt bằng trong quá trình thực hiện”.

Cũng theo ông Khái, các chủ mô hình rất cần tài chính nên tổ thẩm định do Sở chủ trì sẽ nghiệm thu theo từng công đoạn để hỗ trợ vốn từ dự án kịp thời cho các mô hình; tham mưu xây dựng chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất cho NNCNC.

Cùng với các biện pháp trên, một số ý kiến đề xuất cần bố trí đủ kinh phí để việc thực hiện đề án được thuận lợi. Sở Công thương hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, tem truy xuất nguồn gốc, trang web giới thiệu quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Ngân hàng Nhà nước tỉnh chỉ đạo các ngân hàng thương mại tăng cường cho vay đầu tư NNCNC.

Về lâu dài nên tính toán đến phương án xây dựng mô hình NNCNC gắn với du lịch cộng đồng. Điều này vừa kích cầu tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu chiêm ngưỡng làng quê, đồng ruộng của người dân sinh sống ở các đô thị.

 

TRỊNH LAN

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm