| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm sáng tạo lên ngôi

Thứ Sáu 24/01/2014 , 09:24 (GMT+7)

So với năm ngoái, một số loại cây truyền thống như đào, mai, quất cảnh giá cả không biến động nhiều, phụ thuộc vào dáng thế, tuổi đời và số lượng hoa, nụ, hoặc quả.

Trên các tuyến đường Lạc Long Quân, Nghi Tàm (quận Tây Hồ, Hà Nội) ngập tràn cây cảnh ngày Tết.

So với năm ngoái, một số loại cây truyền thống như đào, mai, quất cảnh giá cả không biến động nhiều, phụ thuộc vào dáng thế, tuổi đời và số lượng hoa, nụ, hoặc quả.

Gây chú ý nhất trong tập đoàn cây cảnh xuân Giáp Ngọ 2014 là những chậu thanh long sai trĩu quả được bày bán trên đường Lạc Long Quân. Anh Phạm Văn Thanh, chủ gian hàng thanh long cảnh duy nhất tại Hà Nội, cho biết: Để có những chậu cây này, anh đã bắt xe vào tận Long An đặt hàng nông dân ở Chợ Gạo trồng từ đầu năm 2013. Mỗi chậu cảnh được trồng từ 10 – 20 mầm, tạo thành một vòng tròn khép kín nhỏ dần từ dưới lên trên. Mỗi mầm cây đeo 2 – 3 quả, mọc kín thân.

Chậu thanh long cảnh “phát tài phát lộc” có 68 quả có giá 10 triệu đồng; chậu thanh long “phát tài” có 48 quả được chào bán 6 triệu đồng. Những chậu nhỏ hơn từ 3,5 đến 5 triệu. Trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, việc chủ hàng đưa ra mức giá như vậy là khá “chát”, nhưng lại bán rất chạy.

Anh Thanh cho biết, chỉ trong 1 buổi sáng, anh đã bán được 10 cây. “Hàng của tôi là hàng “độc”, khắp Hà Thành không có nơi nào bán đâu. Người ta mua chủ yếu để biếu, tặng”, chủ hàng chia sẻ.

Rẽ vào phường Âu Cơ, địa phương có truyền thống trồng quất cảnh tại Hà Nội, tôi lại được chứng kiến một cảnh tượng khá thú vị. Trong khi những cây quất cao khoảng 2 m, đeo hàng ngàn trái lúc lỉu chỉ được khách trả giá 1,5 – 2 triệu đồng; thì một cây quất bé xíu cao từ 30 đến 70 cm được trồng trong bình gốm Phù Lãng lại có giá từ 500.000 đồng đến 10 triệu đồng.

Khu vườn nhỏ trồng quất cảnh chưa đầy 100 m2 của nghệ nhân cắm hoa Nguyễn Xuân Lộc (số 70, ngõ 172, phường Âu Cơ, quận Tây Hồ) có giá trị lên tới hàng trăm triệu đồng. Chủ vườn cho biết, có những cây quất chỉ cao khoảng 3 gang tay, nhưng có tuổi đời lên tới 3 năm, thân cây phủ một lớp rêu xanh rất “cổ thụ”. Mỗi cây một dáng thế khác nhau: thác đổ, tam đa, phụ tử, long chầu, phượng vũ…

Mỗi bình gốm trồng quất cũng là một kiệt tác nghệ thuật được nặn, vẽ từ bàn tay tài hoa của người làng gốm cổ Phù Lãng. Không tráng men cầu kỳ, vẫn màu đất nung nâu đỏ được khắc, đắp những hình ảnh gần gũi với đời sống như hoa sen, hoa đào, ngôi nhà mái rơm… phủ một lớp rêu xanh tự nhiên lên bề mặt, anh Lộc gọi đó là “màu của thời gian”, “màu của sự hoài niệm”, “màu của truyền thống”.

“Để một cây quất cảnh trồng trong bình gốm sai quả, chín đúng dịp Tết, cần một sự kỳ công rất lớn của con người. Đất trồng phải là phù sa sông màu mỡ, trong từng giai đoạn, phải bón thêm vitamin và dưỡng chất cần thiết để cây phát triển”, anh Lộc tâm sự.

Với không gian chật hẹp của một ngôi nhà ở Hà thành, nó có thể đặt ở hiên nhà hoặc thay thế cho một bình hoa trên bàn tiếp khách. Giá trị của nó không tính ở độ to nhỏ của thực thể, mà ở sự sáng tạo, tính nghệ thuật, thẩm mỹ và sự kỳ công của người chăm sóc. Hiện tại, 80% số cây quất trong vườn nhà anh Lộc đã được treo tên của khách hàng đặt cọc.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm