| Hotline: 0983.970.780

Săn quả tay phật

Thứ Hai 09/01/2012 , 12:12 (GMT+7)

Ngày nay, phật thủ không chỉ đơn thuần là tâm linh mà còn là món quà biếu độc đáo, là một thứ ngầm khoe… địa vị, danh tài...

Một quả phật thủ siêu hạng giá 8 triệu đồng vẫn có nhiều kẻ tranh mua. Dòng phật thủ mini trồng trong chậu đặt vừa vặn trên bàn trà hay góc phòng khách, quả treo lúc lỉu. Một khóa hầu đồng vàng rực, thơm lừng mùi hương, “ngốn” hàng trăm quả phật thủ…

1. Bách độ bách khoa của Trung Quốc giải thích về tục thờ quả phật thủ của người Á Đông rằng: “Công chúa Diệu Thiện là con duy nhất của vua Diệu Trang Vương. Ngài muốn đào tạo công chúa sau này kế vị ngai vàng nhưng Diệu Thiện quyết chí ra đảo xa để tu hành. Vua cha quá tức giận mà sinh trọng bệnh, chạy chữa mãi không khỏi. Một thái y giỏi nói phải có một bộ phận cốt nhục với nhà vua làm thang sắc thuốc mới hiệu nghiệm. Nghe tin công chúa hồi cung, chặt hai cánh tay và móc hai con mắt của mình bỏ vào chảo thuốc luyện đan rồi ra đảo tu luyện tiếp trở thành Phật bà quan thế âm bồ tát. Nhà vua sau khi uống thang thuốc cốt nhục liền khỏe lại. Thái y mò trong chảo thuốc còn sót lại bàn tay của công chúa bèn vứt ra ngoài vườn. Huyền diệu thay từ đó mọc thành thứ cây có quả giống hệt bàn tay phật. Thấy hiện tượng lạ, vua ra lệnh cả nước phải thờ quả phật thủ và chọn thợ giỏi tạc tượng quan thế âm bồ tát nghìn mắt nghìn tay".  

Phật thủ cảnh ở cty CP Giống Vật tư nông nghiệp Công nghệ Cao Việt Nam

Quả phật thủ đặt ở trung tâm và cao nhất trong mâm ngũ quả. Theo quan niệm dân gian năm màu trên mâm tượng trưng cho ngũ hành lấy màu vàng là trung tâm. Ngày nay, phật thủ không chỉ đơn thuần là tâm linh mà còn là món quà biếu độc đáo, là một thứ ngầm khoe…địa vị, danh tài. Mỗi dịp Tết đến xuân về, nghề săn phật thủ sôi động từ gánh hàng rong đến mỗi cú "nhấp chuột", sớt google.

2. Tôi quen Nguyễn Văn Mạnh qua một cú "nhấp chuột" như vậy. Nhà Mạnh có bốn “thợ săn” phật thủ gồm bố mẹ, anh trai và Mạnh, chuyên đánh thị trường Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng…Ở Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) có hàng trăm thợ săn, chia địa bàn, chuyển phật thủ khắp cả nước thậm chí sang cả trời tây. Tết này ghi nhận một kỷ lục về giá của quả phật thủ vua xứ Đắc Sở. Quả này thuộc về nhà vườn Thủy Nghĩa, ngắt tại gốc giá 5 triệu, sang tay qua thợ buôn “xào xáo” giá đẩy lên tới 8 triệu. Hình dáng quả phật thủ này rất độc. Phật thủ thường chỉ bằng vốc tay, quả này to như cái mũ bảo hiểm. Phật thủ thường có một tầng ngón nhưng quả này có tới ba tầng ngón, đã thế các tầng ngón lại tròn vành vạch như trăng mười sáu, có một không hai.

Mươi năm trước, trong những chuyến lên miền ngược buôn phật thủ, ông Nguyễn Đình Lê dân gốc Đắc Sở thấy đây là một loại quả quý nhưng vận chuyển khó khăn, dễ dập nát nên đã lấy giống về trồng thử. Bao kinh nghiệm xương máu đổ xuống, từ đó ông thành “tổ nghề” lan truyền cho hàng trăm nhà vườn Đắc Sở trồng thứ cây có dáng quả tay phật với tổng diện tích khoảng 15 ha. Khi hạ sơn, chẳng ai ngờ, thứ đất cát pha ven sông Đáy của Đắc Sở lại hợp với phật thủ đến thế. Ở miền ngược cây phải bốn năm tuổi mới cho quả, ở đây chỉ sang năm thứ hai đã cho quả. Lớn nhanh, tàn nhanh, đến tuổi thứ 7, thứ 8 là cây lụi, phải trồng mới.

Những quả phật thủ giá vài triệu

Dân Đắc Sở có bí kíp tiện cây để cho quả ra đều, chín đúng vào dịp Tết. Mỗi nhà vườn tiện một thời điểm, không thể thực hiện kiểu công nghiệp được mà tùy vào việc khám sức khỏe cho cây, cách thức bồi dưỡng. Phật thủ là giống ưa… thuốc sâu, một năm ba mươi lần phun, nhiều hơn tất cả các họ hàng cam, chanh, bưởi, quất vì yếu, dễ bị sâu bệnh, nấm bọ. Sơ sẩy tí là cây rụng lá, quả tong teo, cả năm chăm bón đổ sông đổ biển. Vì thế chủ vườn nào ở Đắc Sở cũng lủng lẳng mặt nạ phòng độc treo sẵn trong chòi.

Những quả phật thủ non bị loại ra để cây dồn sức nuôi quả đẹp cũng không bị bỏ uổng mà bán theo cân làm thuốc. Mỗi cân 20- 30.000đ. Thu rải rác các ngày rằm, mồng một nhưng “mùa gặt” của người trồng phật thủ tập trung vào tháng củ mật (tháng 12 âm lịch) đến Tết. Nhà vườn Tạ Văn Tâm có 6 sào, thu lãi 200-300 triệu/mỗi năm. Trong đám phật thủ của anh có chừng mươi quả siêu hạng, đồng giá 2 triệu đều đã được cất buôn tại gốc. Những quả đặc biệt này khi đến tay người tiêu dùng giá không dưới 3-4 triệu. Thường cánh thương lái không dám mua quả đắt như vậy vì mạo hiểm mà chỉ dẫn khách đến rồi ăn chênh lệch mỗi quả vài trăm.

"Hàng này phụ thuộc vào các ông “chập cheng” chuyên ngồi hầu đồng, phán gia chủ phạm chỗ này, chạm chỗ kia, muốn hóa giải phải bày dăm ba mâm phật thủ (giờ lệ bày 11 quả/mâm). Thầy mua 150.000đ/quả, nói với gia chủ 250.000đ ai biết đấy là đâu? Có nữ đại gia đồ mộc ở Bắc Ninh năm ngoái vào vườn anh Nguyễn Văn Mười mua một lúc cả ngàn quả bưởi Diễn làm quà biếu (mỗi quả 45.000đ), Tết này đi lễ đặt một nhát 200 quả phật thủ to. Sau mỗi khóa đồng, cả trăm quả phật thủ được bán theo cân để làm thuốc. Lại có vị khách mua 3 quả biếu sếp giá 9 triệu, thưởng luôn cho nhà vườn 1 triệu nữa cho tròn chục triệu", một thợ buôn cho biết.

Có hai dạng buôn, một là mua đứt cả vườn, hai là mua theo hàng chọn. Quả ngoại hạng không kể, hạng đầu nặng 1,5 kg, tay đều giá bán 250.000đ/quả. Hạng hai nặng 1 kg, tay đều giá 150-200.000đ/quả, hạng ba nặng 7-8 lạng giá 100.000đ/quả. Dưới nữa là hàng loại đổ cho cánh hàng rong. Anh Tạ Văn Toản có 1,5 mẫu với 200 gốc phật thủ. Vườn phật thủ 2 năm tuổi nhà anh năm nay mới thu lứa đầu tiên đã được 200 triệu bằng tổng số tiền đầu tư, những năm sau là thu lãi ròng. Khi tôi đến, Toản cùng đám dân buôn đang tíu tít cắt quả, bọc gói. Mỗi quả phật thủ được cuốn một cuộn giấy vệ sinh xung quanh chống dập nát rồi xếp lớp vào thùng xốp chuyển đi Nam thậm chí 200 quả nhà anh đã cưỡi máy bay sang cả xứ Nga băng giá.

“Quả to, tay ngón đẹp, mã bóng, tròn mới chuộng. Phật thủ chỉ cần dập tí đầu ngón là thành hoa hậu có nốt ruồi, giá trị đang điểm mười tụt xuống điểm ba bốn”, Toản nói. Giá phật thủ năm nay thấp hơn năm ngoái vì tổ tiên cũng bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, của lạm phát siêu cao, của cơn bão vỡ nợ nơi cõi thế.

Bày hàng chuẩn bị bán

3. Thế giới hiện có phong trào chơi phật thủ mini kiểu bon sai. Phật thủ được trồng nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Khác với Việt Nam chỉ có giống phật thủ quả to như quả bưởi, chóp quả nhô ra hình dáng bàn tay phật còn phật thủ trồng trong chậu quả có dáng bàn tay phật với 5-20 ngón, ngón rất dài (chỉ có bàn tay với các ngón, không có phần quả hình tròn), màu vàng kim. Cây trồng trong chậu có hình dáng siêu nhỏ gọn, cao 30-90cm. Hoa màu trắng mọc từng chùm thơm dịu thoảng. Quả vương hương tâm linh, thơm dăm ba tháng ròng, thơm đến tận khi héo khô, héo úa.

Hiện Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất số lượng cực lớn gốc ghép, chồi ghép phật thủ làm cảnh với giá trị hàng trăm triệu USD, xuất đi khắp thế giới. Ở những nước này hình thành cả một nền kỹ nghệ phật thủ khép kín từ sản xuất cây đến chế biến quả thành các sản phẩm chè, dược phẩm, thực phẩm, hương liệu, rượu cao cấp. Đi cùng trào lưu mới, Cty CP Giống- Vật tư nông nghiệp Công nghệ Cao Việt Nam năm nay đã nhập khẩu mắt ghép, dùng công nghệ cao tự tạo gốc phật thủ thành công, ra hoa kết quả đúng dịp Tết. 500 cây của đơn vị sai lúc lỉu trong những cái chậu be bé, tổng diện tích chỉ chiếm cỡ 300 m2 đã trị giá cỡ 1,5- 2 tỉ đồng.

Chị Nguyễn Thị Tâm, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty CP Giống- Vật tư nông nghiệp Công nghệ Cao Việt Nam, giải thích: “Theo thuyết phong thủy, chậu cây phật thủ đặt ở góc nhà có tác dụng đón khách quý, lưu giữ điềm may mắn ở lại mãi với gia chủ. Giá mỗi gốc trung bình 3 triệu, gốc to đẹp 5-7 triệu mà một thị trường nhỏ như Phú Thọ Tết này 500 cây đã hết veo, hứa hẹn một tiềm năng cực lớn”.

Đắm làn hương thoang thoảng giữa tiết trời mưa phùn, gió bấc lòng tôi bỗng chốc thênh thênh.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm