| Hotline: 0983.970.780

Sẵn sàng đón 1100 lao động cuối cùng từ Libya về nước

Thứ Tư 23/03/2011 , 09:40 (GMT+7)

1.100 lao động Việt Nam cuối cùng từ Libya đã không về nước đúng như dự kiến ngày 21/3 mà thay vào đó là 9h sáng ngày 24/3.

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, cuộc hồi hương của 1.100 lao động Việt Nam cuối cùng từ Libya đã không về nước đúng như dự kiến ngày 21 mà thay vào đó là 9h sáng ngày mai 24/3 tàu biển Lissos (Hy Lạp) sẽ đưa lao động từ Libya về vị trí đón trả hoa tiêu (phao 0) ở vùng biển Đồ Sơn và đáp tại Tân Cảng (Hải Phòng).

Ông Quỳnh cho hay, vào thời gian đó, có thể thủy triều thấp, tàu phải chờ ở phao 0, khoảng 16 giờ chiều mới có thể cập cảng. Lúc này, các cơ quan chức năng gồm Bộ đội biên phòng, cán bộ Kiểm dịch, Hải quan sẽ hoàn thành thủ tục kê khai, nhập cảnh cho người lao động ngay trên tàu bởi hiện nay, toàn bộ số lao động trên tàu không có hộ chiếu, giấy thông hành. Ngoài ra, cũng có khoảng 100 người không có trong danh sách nhưng vẫn sẽ được làm thủ tục như những người khác.

Ông Quỳnh cũng cho hay, Sở Y tế Hải Phòng cũng đã thống nhất với Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ bố trí ra tận tàu ở phao 0 để sơ cứu cho những lao động bị ốm. Còn tại cảng sẽ đặt hai máy đo thân nhiệt cùng hai xe cứu thương và đội ngũ bác sĩ sẵn sàng thăm khám tại chỗ cho người lao động có biểu hiện bệnh. Ngoài ra, tại Bệnh viện Việt- Tiệp (Hải Phòng) cũng chuẩn bị sẵn bác sĩ và phòng điều trị kịp thời cấp cứu khi có người lao động cần cấp cứu. Viettel Hải Phòng sẽ phát cho mỗi lao động một sim điện thoại di động và lắp đặt trạm phát sóng di động trên cảng để người lao động có thể liên lạc ngay về nhà. Đại diện doanh nghiệp xuất khẩu lao động và cơ quan chức năng sẽ trao tiền hỗ trợ, phát đồ ăn cho người lao động ngay tại bến cảng.

Cũng theo kế hoạch, khi tàu cập cảng, người lao động sẽ được chuyển lên bờ. Hai doanh nghiệp đưa lao động đi là Công ty Vinaconexmex và VTC corp bố trí 30 xe ôtô 45 chỗ ngồi đưa người lao động về tận các tỉnh, tránh tình trạng người lao động bức xúc không chịu lên xe về gây ùn ứ.

Trong trường hợp tàu vào chậm hơn thời gian dự kiến có thể phải để người lao động ở trên tàu để hôm sau đưa họ về quê. Tránh tình trạng tàu vào tối, đưa người lao động lên bờ nhưng không bố trí xe đưa về quê thì người lao động không có chỗ ăn nghỉ.

Cùng ngày, Cục Quản lý lao động ngoài nước  tiếp tục có công văn yêu cầu các doanh nghiệp rà soát tình hình  lao động đang làm việc tại khu vực Trung Đông (UAE, Ả-rập Xê-út, Ca-ta, Ôman, Cô-ét, …), đối tác, công trường đang làm việc, địa chỉ liên hệ để có thể liên hệ với người lao động khi sự an toàn không được đảm bảo. Cục cũng chỉ đạo các cán bộ đại diện tại khu vực Trung Đông theo dõi sát tình hình, đồng thời báo cáo ngay Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại để được hướng dẫn và hỗ trợ xử lý kịp thời. Đồng thời khuyến cáo người lao động tránh những địa điểm có biểu tình hoặc có nguy cơ biểu tình, khi có bạo loạn phải di tản đến nơi an toàn ngay.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm