| Hotline: 0983.970.780

Sắn vẫn là cây chủ lực trên đất Hướng hóa

Thứ Năm 07/12/2017 , 09:10 (GMT+7)

Bà Hồ Thị Lệ Hà, Bí thư Huyện ủy Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cho biết, sắn vẫn là cây chủ lực ở địa phương này. Nhờ trồng sắn nhiều bà con đã thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.

Huyện đã xác định đến năm 2020 vẫn ổn định diện tích trồng sắn 4.200ha để đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động tốt.
 

Liên kết trồng sắn

Tôi nhớ cách đây mấy năm, ông Trương Tấn Sang (khi đó là Chủ tịch nước) đến thăm và làm việc tại NM Chế biến Tinh bột sắn Hướng Hoá của TCty Thương mại Quảng Trị. Ông Sang rất đỗi ngạc nhiên trước sự đổi thay về đời sống của bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Cô dọc biên giới Việt - Lào nhờ huyện Hướng Hóa phối hợp với TCty Thương mại Quảng Trị dạy nghề cho bà con dân tộc biết cách trồng sắn làm giàu.

08-36-31_bon_phn
Bà con dân tộc huyện Hướng Hóa bón phân cho sắn để tăng năng suất và cải tạo đất

Trở lại câu chuyện giúp người dân biên giới huyện miền núi Hướng Hoá làm giàu nhờ trồng sắn của TCty Thương mại Quảng Trị. Ai cũng biết vùng biên giới luôn nhạy cảm với chuyện đất đai và tình trạng bà con hai bên biên giới du canh du cư qua lại làm ăn nên nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Thấy được chuyện đó, TCty Thương mại Quảng Trị chủ trương liên kết với nông dân trồng sắn rồi mua sản phẩm cho dân, chứ không lấy đất của dân.

Ông Hồ Xuân Hiếu - TGĐ TCty Thương mại Quảng Trị cho biết liên kết trồng sắn với dân vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con lại vừa giúp chính quyền huyện Hướng Hóa giữ được đất đai vùng biên giới, khẳng định chủ quyền của mình bằng cách tạo điều kiện cho bà con khai phá đất đai sinh sống và sản xuất. Chủ trương này của TCty đã được lãnh đạo huyện Hướng Hóa và tỉnh Quảng Trị đánh giá cao qua tính thực tiễn và kết quả công việc mà TCty mang đến.

Nông dân Hồ Ăm Thăng ở xã Pa Tầng cho biết, lần đầu tiên sở hữu 100 triệu đồng từ việc bán củ sắn cho TCty mà người run rẩy vì sung sướng. Suốt đời người đã lần nào Hồ Ăm Thăng có được nhiều tiền vậy đâu. Không chỉ Hồ Ăm Thăng, hàng ngàn gia đình bà con người dân tộc khi vụ thu hoạch sắn đến, mỗi ngày chỉ việc đếm tiền bán củ sắn. Từ việc trồng cây sắn mà mỗi năm mỗi gia đình thu về được vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng.

Anh Hồ Măm ở xã A Dơi không giấu được nỗi vui sướng, ngày nào cũng có tiền nhờ sắn. “Trước đây trồng sắn chỉ để lo cái ăn mà vẫn chưa đủ. Mấy năm trở lại đây, mỗi năm gia đình tui thu hoạch đến 140 tấn sắn, bán cho nhà máy được 280 triệu đồng, tha hồ mà xây nhà, mua sắm đò dùng.."", anh Măm nói.

Tại vùng biên giới Hướng Hoá, những gia đình bà con dân tộc có thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm từ việc trồng sắn là không ít, họ được TCty kết nạp vào “câu lạc bộ trăm triệu.” Hàng năm những thành viên này được TCty thưởng cho một chuyến đi du lịch Thái Lan để học tập, trao đổi kinh nghiệm trồng sắn với các nước trong khu vực.

Câu chuyện lần đầu tiên hàng ngàn hộ gia đình người Vân Kiều, Pa Cô sống ở 7 xã vùng Lìa được TCty phối hợp với huyện Hướng Hóa dạy cho cách học trồng sắn và đổi đời nhớ trồng sắn, thực sự đã tạo ra một cuộc cách mạng trong nhận thức để bà con mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững.
 

Bảo vệ đất và bảo vệ môi trường

Để trồng sắn có năng suất cao, đất ít bạc màu, giúp bà con có phân bón, cũng như tận dụng 100% phế thải của quá trình chế biến sắn củ tươi, TCty Thương mại Quảng Trị xây dựng dây chuyền sản xuất phân vi sinh tại NM Chế biến tinh bột sắn. Mỗi năm dây chuyền này sản xuất khoảng hơn 5.000 tấn phân rồi bán nợ phân bón cho nông dân mà chủ yếu là người Vân Kiều, Pa Cô với giá rẻ hơn giá thành sản xuất.

Ước tính đã có hơn 6.000 hộ được hưởng lợi từ dự án, chủ yếu nhờ tăng thu nhập từ trồng sắn có bón phân vi sinh. Kết quả chọn mẫu ngẫu nhiên do ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tiến hành trên 37 hộ ở vùng trồng sắn Hướng Hóa cho thấy, thu nhập từ mỗi ha sắn chênh lệch khá nhiều, từ 14 triệu đồng khi không bón phân thành 60 triệu đồng sau khi tham gia bón phân. Hiện giá mỗi kg sắn tươi 2 ngàn đồng.Bán được giá cao người trồng sắn cải thiện đáng kể cuộc sống của mình.

Ông Andrew Head, Phó giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, trong một lần đến thăm NM Tinh bột sắn Hướng Hóa đã thốt lên: “Câu chuyện sản xuất phân bón vi sinh giá rẻ cho cây sắn của TCty Thương mại Quảng Trị minh chứng cho óc sáng tạo của các doanh nghiệp tại Việt Nam, đứng đầu là ông Hồ Xuân Hiếu. Tác động giảm nghèo và tác động về môi trường của dự án này là rất lớn.”

Bà Hồ Thị Lệ Hà, Bí thư Huyện ủy Hướng Hóa khẳng định từ hàng chục năm nay sắn vẫn là cây chủ lực ở huyện Hướng Hóa. Nhờ trồng sắn nhiều bà con đã thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng. Nghị quyết của HĐND huyện đã xác định đến năm 2020 vẫn ổn định diện tích trồng sắn 4.200ha. Chỉ có một ít diện tích đất trồng sắn kém hiệu quả gồm 521ha huyện có kế hoạch vận động người dân chuyển sang trồng cao su, gừng và nghệ. Tập trung ứng dụng giống mới, kỹ thuật thâm canh bền vững, năng cao năng suất và chất lượng sắn, đưa sản lượng sắn đạt 71 tấn/ha vào năm 2020 nhằm bảo đảm nguyên liệu cho NM Tinh bột sắn hoạt động tốt.

"Huyện mong muốn TCty Thương mại Quảng Trị tiếp tục liên kết với bà con nông dân trồng và thu mua sắn cho bà con. Đây là một hình thức liên kết hai bên đều có lợi, người dân được trồng sắn tăng thu nhập tiến đến làm giàu trên đất cha ông mình để lại, chứ người dân không bị thu hồi, mất đất. Cách làm của TCty Thương mại Quảng Trị được huyện rất hoan nghênh, ủng hộ", bà Hồ Thị Lệ Hà.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm