Thứ tư, 27/03/2024 | 14:15 GMT +7

  • Click để copy
Thứ bảy- 07:25, 31/08/2019

Sản xuất cây trồng cạn áp dụng tưới tiết kiệm: Tối ưu trên cả ba mặt

Sản xuất cây trồng cạn gồm lạc, ngô, đậu xanh áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm theo hướng hàng hóa là một trong những trọng tâm của mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA) của Dự án “Cải thiện nông nghiệp có tưới”(WB7) tại tỉnh Quảng Trị.

Việc làm này tối ưu cả ba mặt: hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội.

08-53-21_qt-_cy_mu_1
Trồng lạc theo mô hình tại huyện Cam Lộ.

Nông dân Bùi Văn An ở thôn Quật Xá, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ tham gia dự án CSA trên cây lạc với diện tích 4 sào. Được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị giúp đỡ về mặt kỹ thuật, HTX Quật Xá và tổ thủy nông điều hành rất tốt khâu tưới nước tiết kiệm nên đã đem lại kết quả rất rất mỹ mãn.

Mỗi sào lạc của mô hình cho thu nhập cao hơn lạc trồng ngoài mô hình khoảng gần 1 triệu đồng nên không chỉ ông An, mà nhiều người dân Quật Xá rất mừng, muốn nhân rộng mô hình. Trong quá trình gieo lạc nông dân đã ứng dụng cơ giới hóa bằng máy gieo hạt MGH-1 nên đã giải quyết khó khăn về công lao động thủ công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, kịp thời vụ gieo trồng.

Không chỉ ở Quật Xá, nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây trồng cạn kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng theo mô hình CSA.

Tại xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh, ông Lê Văn Xuân, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Duy Viên cho biết, tham gia mô hình, ngoài các lớp tập huấn, bà con còn được hỗ trợ nhiều giống tốt, phân bón và bạt phủ nilon nên rất phấn khởi và tuân thủ các quy trình canh tác nhằm cho năng suất tốt nhất.

Bà con nông dân được hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật làm đất, lên luống, che phủ luống bằng bạt phủ ni lông; kỹ thuật bón phân sử dụng liều lượng hợp lý và thời điểm phù hợp với yêu cầu của từng loại cây theo từng mùa vụ; kỹ thuật sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý phế phụ phẩm sau thu hoạch làm phân bón hữu cơ vi sinh.

Bà Nguyễn Hồng Phương, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt-BVTV Quảng Trị cho biết: Trong thời gian tới sẽ tiếp tục đồng hành cùng bà con và nhân rộng các mô hình có hiệu quả cao. Khi mở rộng mô hình đặt ra yêu cầu về diện tích liền vùng, liền thửa, quy mô tối thiểu phải đạt 2 ha và đảm bảo hệ thống tưới tiêu chủ động và hạ tầng nội đồng tốt.

08-53-21_qt_-cy_mu_2
Cây đậu xanh của mô hình phát triển tốt tại huyện Triệu Phong.

Bên cạnh đó cũng cần sự cam kết thực hiện quy trình theo dự án của người dân và sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính quyền nhằm phát triển mô hình CSA và mang lại nguồn lợi kinh tế cho bà con. Mô hình cây trồng cạn tối ưu hơn sản xuất truyền thống trên cả 3 mặt: hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội. Thông qua mô hình tạo bước đột phá mới trong quá trình thâm canh sản xuất, thay đổi phương thức canh tác cũ bằng phương thức canh tác mới, đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả, phù hợp với tình hình biển đổi khí hậu hiện nay.

QUANG ĐẠT

(Kiến thức gia đình số 35)

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm