| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất lạc hữu cơ trên cánh đồng lớn

Thứ Sáu 15/02/2019 , 15:01 (GMT+7)

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc theo hướng thâm canh, hữu cơ, vụ xuân năm nay, Cty TNHH MTV Từ Phong đã triển khai mô hình trồng lạc hữu cơ tại xã Cam Thành (Cam Lộ, Quảng Trị) với trà đầu tiên trên diện tích hơn 2 ha, theo quy trình sản xuất không sử dụng thuốc BVTV, thuốc diệt cỏ.

11-27-25_lc_huu_co_cm_lo
Cty Từ Phong làm đất sản xuất lạc hữu cơ

Ông Từ Linh Nhân, Giám đốc Cty Từ Phong cho biết, chỉ diện tích hơn 2 ha nhưng đơn vị đầu tư 40 tấn phân chuồng, 6 tấn phân vi sinh, phân hữu cơ, 5 tấn vôi để trồng lạc, giống được đưa vào trồng là lạc L14 và L20. Kế hoạch đơn vị sẽ thuê thêm đất của huyện trồng 10 ha lạc, sau đó tiếp tục liên kết với nông dân mở rộng diện tích trồng vụ xuân 2019.

Được biết đây là Cty hoạt động trong lĩnh vực chế biến dầu lạc nổi tiếng nhất miền Trung.

Theo ông Ngô Quang Chiến, Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ, để tạo điều kiện phát triển vùng chuyên canh lạc hữu cơ lớn, huyện Cam Lộ đã có chính sách khuyến khích DN mượn đất, thuê đất, huyện đầu tư hệ thống kênh tưới tiêu, hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch…Cam Lộ là địa phương có thế mạnh phát triển cây lạc với diện tích hơn 1.200 ha, thời gian qua năng suất, sản lượng của vùng lạc Cam Lộ đạt thấp. Huyện kỳ vọng với mô hình thâm canh lạc hữu cơ sẽ mở ra hướng đi phù hợp, giúp doanh nghiệp và nông dân liên kết, mạnh dạn hơn nữa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời thay đổi cách thức tổ chức sản xuất truyền thống sang khoa học để nâng cao năng suất, chất lượng, thương hiệu lạc và dầu lạc Cam Lộ.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.