| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất nhiên liệu từ cỏ

Thứ Tư 10/03/2010 , 09:29 (GMT+7)

Đây là một trong 4 thông tin thú vị liên quan tới nông nghiệp nước ngoài do PV NNVN sưu tầm, giới thiệu.

1. Trung Quốc áp dụng quy chế bắt buộc đối với các cơ sở giết mổ lợn

Tại thành phố Trịnh Chân, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc hiện nay đang áp dụng quy chế đặc biệt, phạt tới 50.000 nhân dân tệ (7.300 USD) đối với những cơ sở giết mổ vi phạm luật. Theo đó tất cả những con lợn trước khi giết mổ phải có ít nhất 12 giờ sống trong chuồng tự do, không bị trói buộc. Lý do đơn giản là giúp những con lợn này được “thoải mái” sau giai đoạn vận chuyển không bị mệt mỏi, đảm bảo chất lượng thịt và hạn chế tình trạng ngâm nước trước khi đưa ra thị trường.

2. Mỹ thử nghiệm 5 giống khoai tây mới

Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp (AR5) của Mỹ hiện đang tiến hành thử nghiệm 5 giống khoai tây mới để chọn ra những giống mới có khả năng kháng bệnh vảy và bệnh chấm đen gây nên bởi hai loại nấm là Spongospona subterranea và Collclotrichium coccodes. Tất cả hai loại nấm này đều có trong đất tấn công gốc, rễ và thân cây khoai, thủ phạm làm giảm tới 25% sản lượng các loại khoai tây ở Mỹ hiện nay. Năm giống khoai tây nói trên được phát triển từ một loại khoai tây hoang dã của Mehico có tên là Solanum hougasii và một trong số này đã được đưa ra thương phẩm thí nghiệm, có tên là khoai tây Summit Russet. 5 loại khoai tây này không phải để sản xuất thương phẩm mà là để sản xuất giống, cho ra đời những loại giống mới kháng được các loại bệnh do nấm gây ra.

3. Sản xuất nhiên liệu từ cỏ

Các chuyên gia ở ĐH Teesside, Mỹ vừa kết thúc bước một nghiên cứu dài kỳ từ năm 2004 về việc sử dụng các loại cây trồng hoang dã để sản xuất nhiên liệu sinh khối. Trong số này có loại lau dại, cây liễu và cỏ dại, đây là nhóm nhiên liệu hữu ích, rẻ tiền cho các nhà máy điện sinh khối hoặc những cơ sở sản xuất điện quy mô nhỏ. Từ những loại vật liệu này người ta có thể sản xuất ra những viên gạch sinh khối, rất kinh tế để cung cấp cho các nhà máy điện. Lợi thế của việc sản xuất nhiên liệu đi từ cây cỏ có tác dụng duy trì độ phì nhiêu cho đất, giảm thiểu nguy cơ xói món đất, tạo công ăn việc làm và hạn chế nguy cơ ô nhiễm cho các nhà máy điện.

4. Sử dụng cây thuốc lá chuyển đổi gen để làm sạch môi trường

Trong số ra tháng 3/2010 tạp chí Môi trường FASEB Journal của Anh đã đăng tải một nghiên cứu của các chuyên gia ở ĐH Luân Đôn (UOL) tạo ra một giống thuốc lá mới chuyển đổi gen để làm sạch các chất độc tố có trong môi trường. Loại thuốc lá này có khả năng làm sạch các chất độc có trong các ao hồ có tên là microcystin LR (MC-LR), thủ phạm làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, nước trong các hồ bơi hoặc trong các cơ sở môi trường thủy sản và được xem là phương án khử độc rất hiệu quả cho các nước đang phát triển. Giống thuốc lá nói trên có khả năng sản xuất ra một chất kháng thể MC-LR nhờ các gen đặc biệt được cài vào. Kết quả lá và rễ của chúng sẽ có nhiều kháng thể MC-LR và cuối cùng làm cho các chất độc trong đất và nước giảm mạnh thông qua quá trình liên kết chất kháng thể của cây trồng với độc tố có trong môi trường.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.