| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất nông nghiệp tiểu nông - 'kẻ thù' của nông thôn mới

Thứ Ba 09/10/2018 , 14:50 (GMT+7)

Sản xuất nông nghiệp kiểu tiểu nông, manh mún, tùy tiện thường kéo theo một loạt hệ lụy như hiệu quả kinh tế thấp, công nghệ lạc hậu, không thu hút được doanh nghiệp vào đầu tư, vệ sinh an toàn thực phẩm khó quản lý.

07-16-46_dsc_6261
Một cơ sở chế biến gạo quy mô công nghiệp ở ngoại thành Hà Nội

Bởi thế, hơn lúc nào hết vai trò của kinh tế tập thể, trang trại và chất lượng nguồn nhân lực cần phải được đẩy mạnh để có thể đạt được mục tiêu xây dựng NTM vững bền…

Về kinh tế tập thể, tính đến nay TP Hà Nội có 1.021 HTX nông nghiệp, trong đó có 977 HTX đang hoạt động (có 667 HTX tổng hợp, 254 HTX trồng trọt, 47 HTX chăn nuôi, 5 HTX nuôi trồng thủy sản, 2 HTX lâm nghiệp, 1 HTX nước sạch), còn 44 HTX đã ngừng hoạt động.

Trong tổng số 1.021 HTX nông nghiệp hiện có 929 HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 (chiếm 90%), còn 48 HTX nông nghiệp chưa chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012 (chiếm 4%).

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các HTX còn yếu kém, quy mô các HTX còn nhỏ lẻ, thiếu vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, sản phẩm hàng hóa và chất lượng dịch vụ chưa cao, đội ngũ cán bộ quản lý chưa thích ứng với kinh tế thị trường, chưa có phương án và kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Theo kết quả tổng hợp báo cáo của các quận, huyện, TX thì trong tổng số 897 HTX nông nghiệp đánh giá, xếp loại năm 2017, có 188 HTX nông nghiệp hoạt động tốt (chiếm 21%), 331 HTX nông nghiệp hoạt động khá (chiếm 36,9%), 323 HTX nông nghiệp hoạt động trung bình (chiếm 36%), 55 HTX nông nghiệp hoạt động yếu (chiếm 6,1%).

Trong năm 2017 mới chỉ có 61 HTX nông nghiệp được thành lập mới chứng tỏ sức thu hút của loại hình kinh tế tập thể này còn khá hạn chế với các loại hình dịch vụ còn nghèo nàn, chủ yếu là cung ứng giống vật tư, cơ giới hóa và phát triển sản xuất kinh doanh.

Về kinh tế trang trại, hiện nay TP có 3.166 trang trại, trong đó có 2.808 trang trại chăn nuôi, 190 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, 133 trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp, 35 trang trại trồng trọt. Các trang trại được định hướng là sẽ đóng vai trò đi đầu trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nhưng thực tế chưa đáp ứng được như kỳ vọng.

Về công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, TP hiện có 1.350 làng có nghề, trong đó 305 làng nghề đã được công nhận thu hút hơn 750.000 lao động, giá trị sản xuất 20.000 tỷ đồng/năm.

Trong giai đoạn 2013 - 2017, Hà Nội đã tổ chức 491 lớp truyền nghề cho lao động nông thôn, kinh phí trên 30 tỷ đồng; hỗ trợ 32 dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh phí gần 7 tỷ đồng; tổ chức đào tạo 3.969 lớp dạy nghề cho 136.356 lao động nông thôn, kinh phí 350 tỷ đồng. Tuy nhiên vẫn còn một khoảng cách khá xa giữa yêu cầu và thực tế chất lượng của nguồn nhân lực ở nông thôn.

Nhận thức được những tồn tại trên, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020 không còn HTX yếu kém, có từ 80% đến 90% HTX hoạt động từ khá trở lên; 100% thành viên sử dụng dịch vụ của HTX; đào tạo 80% cán bộ chủ chốt HTX, trong đó 60% đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao đẳng trở lên. Tốc độ tăng trưởng bình quân của HTX nông nghiệp tăng từ 2 - 3%/năm.

Phát triển kinh tế trang trại, gia trại kết hợp chăn nuôi, trồng trọt, các dịch vụ tổng hợp như VAC, VA, VC…, đưa loại hình này đóng vai trò quan trọng, chủ đạo trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Khuyến khích các trang trại tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết, kết hợp phát triển du lịch dịch vụ.

Phát triển ngành nghề nông thôn, đào tạo nghề nông thôn bằng cách tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chú trọng đào tạo các nghề phục vụ trực tiếp các chương trình nông nghiệp trọng điểm của TP, các làng nghề, làng có nghề; lựa chọn đúng đối tượng học nghề, đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học.

Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nghề, làng nghề chiếm 8,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của TP; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 70 - 75%.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm