| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất rau công nghệ Nhật Bản

Thứ Tư 24/02/2016 , 13:15 (GMT+7)

Bước đầu thí điểm thành công mô hình ở Phù Vân sẽ là cơ sở để doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư mở rộng quy mô diện tích trồng rau công nghệ cao, công tác thông tin thị trường, chuyển giao công nghệ và liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện Dự án khảo sát thu thập dữ liệu để nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin của Nhật Bản vào phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao, tháng 11/2015 UBND tỉnh Hà Nam đã phối hợp với Công ty Fijitsu Nhật Bản xây dựng mô hình trồng rau chất lượng cao sử dụng phần mềm ICT (Information and communications technology) để quản lý tại xã Phù Vân, TP Phủ Lý.

Thông qua mô hình, cán bộ khuyến nông đã được tiếp cận với phương pháp quản lý ruộng động bằng phần mềm ICT, từ đó học hỏi nắm bắt được quy trình kỹ thuật trồng rau công nghệ cao và phương pháp quản lý một cách khoa học của Nhật Bản.

Mục đích của dự án khảo sát thu thập dữ liệu để nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin của Nhật Bản vào phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao.

Tại đây, trên diện tích 1.100m2 xây dựng hai nhà kính với quy mô 240m2 được trang bị một số công nghệ như 2 máy cảm biến đo lượng mưa; nhiệt độ trong nhà kính và ngoài trời, máy đo độ ẩm, máy kiểm tra độ PH của đất, hệ thống ống phun nước tự động.

Đặc biệt, dự án còn sử dụng phần mềm ICT của Nhật Bản để quản lý sản xuất và theo dõi giám sát thông qua điện thoại thông minh. Để làm được việc này mỗi người công nhân được trang bị một điện thoại thông minh đã cài đặt sẵn chương trình quản lý và thực hiện thao tác ban đầu như làm đất lên luống, gieo giống, cân lượng phân bón cho từng loại rau, đo khả năng sinh trưởng của cây, kiểm tra sâu bệnh, chăm sóc, cân đánh giá năng suất thu hoạch… đến khi dừng công việc sẽ ấn nút kết thúc.

Nhằm vươn tới thị trường xuất khẩu, chúng ta cần thực hiện nghiêm quy trình từ khâu làm đất đến bón phân, chăm sóc, đảm bảo sản phẩm an toàn có chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn. Nếu đáp ứng được điều này thì giá trị sản phẩm nông nghiệp sẽ cao hơn 2 - 3 lần so với sản xuất truyền thống.

Tất cả các thông tin về quy trình đó sẽ lập tức được gửi về máy chủ giúp người quản lý biết được các công việc hay tình hình sản xuất đang diễn ra. Đồng thời giúp người quản lý định mức được khoảng thời gian và công lao động trên một đơn vị sản xuất để có sự hoạch toán hiệu quả kinh tế cho vấn đề thuê nhân công lao động trên ruộng đồng.

Các giống rau được trồng trong mô hình là đậu bắp và các giống rau cải. Ở điều kiện thời tiết mùa đông, trong nhà kính vẫn đảm bảo được nhiệt độ thích hợp 22 - 23 độ C, giữ được độ ẩm cần thiết cũng như sự bốc hơi nước, giúp rau sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh so với các giống cải trồng ngoài trời.

Chỉ sau một tháng sau khi trồng, các giống rau cải trồng ở đây đã cho thu hoạch với năng suất cao, đảm bảo chất lượng, an toàn. Trồng rau theo công nghệ này giúp chúng ta có cơ sở khoa học biết được những thông số để điều tiết chăm sóc và xử lý sâu bệnh dựa vào việc đo nhiệt độ, ẩm độ, kích thước sinh trưởng hàng ngày của rau.

Bước đầu thí điểm thành công mô hình ở Phù Vân sẽ là cơ sở để doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư mở rộng quy mô diện tích trồng rau công nghệ cao, công tác thông tin thị trường, chuyển giao công nghệ và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đây là công nghệ ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại áp dụng đầu tiên tại Hà Nam.

Để tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Hà Nam đã xác định ưu tiên ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao với nhiều thiết bị kỹ thuật tiên tiến đưa vào đồng ruộng. Trong đó trọng tâm với việc liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài thu hút đầu tư cho sản xuất xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng hàng hóa ứng dụng công nghệ cao.

Xem thêm
'Bóc’ các điểm chăn nuôi lợn quy hoạch đầu nguồn nước

QUẢNG TRỊ Sau một loạt các sự cố môi trường trong chăn nuôi, UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định đưa ra khỏi quy hoạch điểm chăn nuôi lợn đầu nguồn nước.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Long An phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Long An đặt mục tiêu đến 2030 hình thành 125.000ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm