| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất thành công bao gói sinh học

Thứ Ba 01/11/2011 , 10:15 (GMT+7)

Hiện sản phẩm này đang được giới chức Israel cấp bằng chứng nhận và thương mại hóa trên diện rộng.

Một công ty của Israel đang hiện thực hóa ý tưởng sản xuất bao bì đóng gói nông sản, thực phẩm để xua đuổi các loại côn trùng, mối mọt đặc biệt hiệu quả mà hoàn toàn vô hại với con người. Sản phẩm mới này có thể được ví như thuốc trừ sâu sinh học cực kỳ an toàn vì thành phần là ra bao bì đóng gói thực phẩm được chiết xuất từ chính nhựa và trái cây.

Đây là thành tựu mới mang tên Biopack (bao gói sinh học) của Công ty Caesarea của Israel khi các chuyên gia đã tiến hành việc chiết xuất các thành phần hóa học có trong nhựa cây có thể để ngăn chặn côn trùng gây hại cũng như sử dụng trong giai đoạn đóng gói sau thu hoạch và bảo vệ các sản phẩm sau khi chế biến.

Giám đốc điều hành Cty, ông Shlomo Navarro khẳng định: "Sản phẩm của chúng tôi hoàn toàn tự nhiên, rất an toàn nhưng đảm bảo các loại côn trùng, mối mọt, gián, thạch sùng, ruồi nhặng, rệp, nhậy… không dám tiếp cận nhưng lại không hề độc hại đối với người tiêu dùng. Thậm chí chúng ta có thể ăn liền cả vỏ bọc sản phẩm mà không hề hấn gì".

Theo ông Navarro, nếu như trước đây ngành công nghiệp thực phẩm vẫn thường sử dụng một lượng thuốc trừ sâu cho phép trong quá trình đóng gói và bảo quản sản phẩm để tránh hao hụt và giảm chất lượng thì nay sản phẩm mới này đang mở ra hy vọng thay thế an toàn và hiệu quả.

Bằng cách chiết tách các thành phần hóa học có trong nhựa và trái cây như đậu nành, cần tây và một số loại thực vật khác, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm và cho kết quả không hề thua kém các sản phẩm trước đây với mức độ xua đuổi côn trùng thành công gần tuyệt đối.

Bắt đầu từ năm 2004, ý tưởng tạo ra sản phẩm Biopack được các chuyên gia Công ty Caesarea bắt tay vào nghiên cứu thực hiện và thử nghiệm trong giai đoạn kéo dài gần 7 năm tại một số công ty trong nước. Hiện sản phẩm này đang được giới chức Israel cấp bằng chứng nhận và thương mại hóa trên diện rộng.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm