| Hotline: 0983.970.780

Sáng kiến REDD+, tìm lại những gì đã mất

Thứ Năm 22/12/2016 , 08:28 (GMT+7)

Là một trong những nước chịu tác động nặng nề của BĐKH, công tác bảo vệ rừng đối với Việt Nam được đặt lên hàng đầu, chính vì vậy sáng kiến REDD+ đã sớm được quan tâm.

17-58-44__mg_1726
Hoạt động tập huấn nâng cao năng lực về REDD+ cho các cơ quan thông tấn báo chí.
 

Trong nhiều năm qua, các quốc gia đang ra sức “xoa dịu” phản ứng của mẹ thiên nhiên do những hoạt động ảnh hưởng xấu đến môi trường gây nên bởi con người. Vấn đề được đề cập đến chính là hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) và giải pháp khắc phục.
 

Câu trả lời của mẹ thiên nhiên

Thiệt hại về kinh tế do BĐKH gây ra ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Như một phản ứng dây chuyền, khi nhiệt độ toàn cầu tăng thì thiên tai như bão lũ, hạn hán cũng sẽ xuất hiện.

Các cơn bão, lũ lớn không những làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la mà còn có thể cướp đi hàng ngàn sinh mạng mỗi khi nó xuất hiện (năm 2013, Chính phủ Philippines thống kê có gần 1.800 người thiệt mạng sau khi siêu bão Haiyan càn quét qua).

Con người là tác nhân chính gây ra hiện tượng BĐKH thông qua các hoạt động sản xuất, mở rộng đất xây dựng, sinh hoạt và chặt phá rừng. Nhận thức được tầm quan trọng của rừng nhưng ý thức bảo vệ rừng của con người không cao, điều đó dẫn đến việc mỗi ngày, theo ước tính có ít nhất 32.300 ha rừng biến mất khỏi bề mặt trái đất và ít nhất 32.300 ha rừng khác bị suy thoái.

Trên thế giới, nạn phá rừng gây thiệt hại tới 45 tỷ USD/năm. Tại Việt Nam xét riêng địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong năm 2010, đã xảy ra liên tiếp 2 trận lũ, làm 51 người chết, tổng thiệt hại tài sản ước tính 6.374 tỷ đồng.

Một trong những nguyên nhân chính là do diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị thu hẹp. Tính từ năm 2011 đến cuối 2015, thiên tai tại nước ta đã làm 1.128 người chết và mất tích, thiệt hại khoảng 660 triệu USD mỗi năm.

Từ năm 1992, trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, các nước đã tổ chức nhiều cuộc họp thường niên xoay quanh vấn đề về nhiệt độ trái đất tăng nhanh bất thường.

Tới năm 1997, hầu hết các nhà khoa học đều nhất trí rằng hiện tượng nhiệt độ toàn cầu tăng nhanh là do lượng phát thải khí nhà kính lớn, chủ yếu từ các hoạt động đốt các loại nhiên liệu hoá thạch (chiếm 46%), nông nghiệp (chiếm 9%) và phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18% vào lượng gia tăng khí nhà kính. CO2 là loại khí nhà kính chủ đạo, chiếm gần 90% lượng khí nhà kính phát thải (gồm CO2, Metan, O3, hơi nước, CFC...).

Theo đó chương trình giảm phát thải khí nhà kính được đề xuất, và bảo tồn, phát triển diện tích rừng là một trong những đề án chủ chốt cần được thực hiện trước nhất trong quá trình hạn chế lượng phát thải khí nhà kính hiện nay. Đó là mục đích ra đời của sáng kiến REDD+.
 

Việt Nam và REDD+

Là một trong những nước chịu tác động nặng nề của BĐKH, công tác bảo vệ rừng đối với Việt Nam được đặt lên hàng đầu, chính vì vậy sáng kiến REDD+ đã sớm được quan tâm.

Từ năm 2009, Việt Nam đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động để sẵn sàng tham gia vào cơ chế của REDD+. Trong năm 2010, mạng lưới REDD+ quốc gia và Tổ công tác REDD+ được thành lập, kể từ đó hàng loạt những chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề BĐKH được ban hành.

Ngày 27/06/2012, chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” (gọi tắt là Chương trình REDD+) giai đoạn 2011 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 799/QĐ-TTg.

Đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động quốc gia về REDD+, ngày 10/01/2013 Bộ trưởng Bộ NN- PTNT đã ban hành Quyết định số 58/QĐ-BNN-HTQT thành lập dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” do Quỹ đối tác các-bon trong Lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Tổng kinh phí của dự án này là 4,432 triệu USD (trong đó vốn viện trợ không hoàn lại 3,8 triệu USD; vốn đối ứng 632.000 USD). Dự án thực hiện trong vòng 3 năm từ 2013-2015, thí điểm trên địa bàn ba tỉnh là Quảng Bình, Quảng Trị, và Đắk Nông.

Tổng kết giai đoạn 2009 – 2014, đã có 44 dự án liên quan đến REDD+ được triển khai với tổng lượng vốn cam kết là 84,31 triệu USD. Trong đó, 24 dự án đã kết thúc với tổng số vốn cam kết thực hiện là 18,65 triệu USD và 20 dự án đang hoạt động với tổng số vốn là 65,66 triệu USD.

Bên cạnh đó các cuộc hội thảo, tập huấn cho các Bộ ngành liên quan, các cơ quan truyền thông cũng đã và đang được thực hiện đan xen nhằm nâng cao nhận thức, năng lực quản lý và công tác tuyên truyền đại chúng về tầm quan trọng của REDD+ cũng như vai trò của rừng đối với cuộc sống của con người.

Có thể thấy công tác chuẩn bị của Việt Nam được tiến hành sớm, có tính hệ thống cao, một số dự án đã đi vào hoàn thiện. Tính tới hiện tại, những dự án đang trong tiến trình thực hiện được duy trì hoạt động hiệu quả theo đúng lộ trình, bên cạnh đó chúng ta tiếp tục lên kế hoạch triển khai cho những chương trình, dự án khả thi trong tương lai.

Đây là một sáng kiến quốc tế, được thực hiện tại các quốc gia đang phát triển, thông qua sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ cộng đồng quốc tế nhằm giảm phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu, thông qua 5 hoạt động chính bao gồm: hạn chế mất rừng, hạn chế suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, và tăng cường trữ lượng các-bon rừng.

 

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.