| Hotline: 0983.970.780

Sáng nay dìm đốt hầm đầu tiên nặng gần 30.000 tấn

Thứ Hai 08/03/2010 , 22:51 (GMT+7)

Đốt hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn này là một trong bốn đốt sẽ được dìm xuống thuộc Dự án đại lộ Đông - Tây có tổng chiều dài 1,49km.

Theo đúng dự kiến, 8 giờ sáng 8/3, đốt hầm đầu tiên nặng gần 30.000 tấn sẽ được dìm xuống sông Sài Gòn. Đốt hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn này là một trong bốn đốt sẽ được dìm xuống thuộc Dự án đại lộ Đông - Tây có tổng chiều dài 1,49km.

>> Đốt hầm cầu Thủ Thiêm gần 30.000 tấn về đích an toàn

Đưa đốt hầm cốt thép 28.000 tấn về đích

Lúc 13h15 trưa hôm qua (7/3), đốt hầm bằng bê tông cốt thép đầu tiên đã được 4 tàu kéo Thái Lan lai dắt về vị trí dìm và xoay ngang thành công trên sông Sài Gòn phía bờ Quận 2, TPHCM. Trước đó, 7h40 ông Nguyễn Thành Tài - Phó Chủ tịch UBND TPHCM đã bắn phát súng ra lệnh khởi động hành trình lai dắt đốt hầm Thủ Thiêm.

Theo ghi nhận của nhóm PV NNVN tại công trường bể đúc Nhơn Trạch, ngay từ sáng sớm người dân thành phố và các địa phương lân cận đã tụ tập tại bến phà Bình Khánh, cầu Phú Mỹ, cầu Phú Xuân...để xem cảnh lai dắt đốt hầm. Đốt hầm Thủ Thiêm khi lai dắt dưới nước trọng tải chỉ giảm khoảng 700 tấn so với trên bờ. Khoảng 9h, PV NNVN có mặt tại cầu Phú Mỹ thuộc Q.7 (cầu dây văng dài nhất tại miền Nam) ghi nhận thấy, CSGT đã chặn toàn bộ các phương tiện thủy lưu thông hướng từ Q.2 sang Q.7 và ngược lại.

Vào thời điểm này có hàng ngàn người hồi hộp đứng trên bờ chờ chứng kiến việc lai dắt đốt dầm. Dù đây là tuyến đường thủy huyết mạch vào TPHCM nhưng lực lượng CSGT đường thủy đã khống chế được toàn bộ các phương tiện giao thông. Đến khoảng 10 giờ, đốt hầm Thủ Thiêm đầu tiên đã “chui lọt” qua cầu Phú Mỹ an toàn.

Đến 12h40 đoàn tàu lai dắt về đến Bến Nhà Rồng. Ca nô chỉ huy đoàn tàu cho phép bến phà An Lợi Đông hoạt động trở lại và tàu bè từ kênh tẻ qua sông Sài Gòn được phép quẹo về phía hạ lưu sau một thời gian dài ngăn cấm. Và đúng 13h15 trưa ngày 7/3, đốt hầm bằng bê tông cốt thép đầu tiên đã được 4 tàu kéo Thái Lan lai dắt về đúng vị trí dìm và xoay ngang thành công.

Hầm Thủ Thiêm nối đôi bờ sông Sài Gòn

Chiều tối qua, ghi nhận của NNVN cho thấy, khu vực xung quanh bến Bạch Đằng đã được phong tỏa toàn bộ, không cho tàu bè lưu thông qua lại. Những chuyến tàu cao tốc khởi hành từ bến Bạch Đằng đi Vũng Tàu bị tạm ngưng lưu thông trong vòng 36 giờ. Dự kiến, 0g ngày 9/3 tàu cao tốc đi Vũng Tàu có thể mới hoạt động trở lại.

Bốn đốt hầm khổng lồ lội qua 22km đường sông từ nơi đúc ở Nhơn Trạch (Đồng Nai) về để dìm dưới đáy sông Sài Gòn nối đôi bờ Q.1 và Q.2. Bốn đốt hầm Thủ Thiêm mỗi đốt nặng gần 30.000 tấn, vách bêtông dày 1m, dài 92,5m, cao 9m, rộng 33m (đủ cho sáu làn ôtô lưu thông) được lắp đặt ở cốt âm 12m dưới đáy sông Sài Gòn, trên nóc hầm được đổ một lớp cát, đá nhỏ dày 3m nhằm bảo vệ hầm không bị tàu lớn va quẹt. Theo dự kiến phải mất cả tháng mới chuyển xong bốn đốt hầm và dìm hầm xuống tuần tự cho đến khi hoàn tất. Việc nối các đốt hầm với nhau ở dưới đáy sông là vô cùng khó khăn và phức tạp nên phải sử dụng vệ tinh định vị.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất