| Hotline: 0983.970.780

Sang Trung Quốc thuê đất trồng khoai tây

Thứ Hai 22/08/2011 , 08:50 (GMT+7)

Ít ai biết chuyện chính DN của người Việt ta cũng đã sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trồng khoai tây giống từ mấy năm trước rồi

Gần đây báo chí ì xèo chuyện dân Trung Quốc sang tỉnh Vĩnh Lãi mãi miệt ĐBSCL của Việt Nam trồng khoai lang rồi đem XK ra nước ngoài, coi đây là thủ thuật chiếm đất của một số DN Trung Quốc. Ấy thế nhưng ít ai biết chuyện chính DN của người Việt ta cũng đã sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trồng khoai tây giống từ mấy năm trước rồi. 

Đó là những năm 2007, 2008. Thấy việc làm khoai tây giống trong nước gặp quá nhiều trục trặc, Phan Tân Khánh, GĐ Cty TNHH Phát triển công nghệ Tấn Phát đã quyết định sang huyện Cầm Điện, tỉnh Vân Nam thực hiện ước mơ nhân giống khoai tây của mình. Khánh nói: “Ông biết đấy, làm giống khoai tây ở mình khó đủ điều. Đầu tiên là khó tìm được một diện tích đất đủ lớn để làm giống. Sau đó là kho lạnh, Việt Nam mình thiếu kho lạnh qúa trời. Khoai thu hoạch từ cuối năm nay đến tận cuối năm tới mới trồng mà không có kho lạnh bảo quản thì giữ giống làm sao được”. 

Đến huyện Cầm Điện (Vân Nam), Khánh nhận thấy đây chính là vùng đất lý tưởng cho cây khoai tây. Cầm Điện ở độ cao 2.500- 3.000 mét so với mực nước biển, khí hậu như Sapa của Việt Nam. Cầm Điện chủ yếu là núi, nhưng lại là núi đất- đất đỏ bazan gần như cao nguyên Lâm Đồng. Đất ấy, khí hậu ấy mà không nhân được giống khoai tây mới là lạ. Cái đặc biệt nữa là Cầm Điện nằm trên “cái nôi” khoai tây của Trung Quốc- tỉnh Vân Nam, cùng với Sơn Đông, Thiên Tân, Hà Bắc... Nói về khoai tây thì phần lớn các tỉnh của Trung Quốc đều hợp với cây trồng này, nhưng Vân Nam trồng khoai tây là hợp nhất. Người dân nơi đây cũng ăn khoai tây rất…giỏi, họ có thể ăn khoai tây cả ngày, ăn thay cơm. Vân Nam cũng có Viện Nghiên cứu khoai tây, là nơi đặt cơ sở nghiên cứu của Trung tâm Khoai tây thế giới. 

Nung nấu mãi, Khánh quyết định hợp tác với Viện Nghiên cứu khoai tây tỉnh Vân Nam. Khánh bỏ tiền mua giống rồi thuê các nhà khoa học của viện nhân giống từ củ khoai mini ra củ siêu, sau đó hợp đồng với dân địa phương trồng khoai F1. Trồng khoai tây ở Vân Nam dễ y hệt trồng…khoai lang bên mình. Đất tốt, khí hậu phù hợp cây khoai tây cứ cắm xuống đất, bón phân, làm cỏ… là ra củ, mà khoai sai củ như xếp vào nhau, mỗi hốc tới mấy kí khoai, củ to như úm tay.

 Có một điều khá lý thú là nông dân Vân Nam trồng khoai tây không tưới nước, đó là lý do củ khoai tây ở đây không bao giờ có mầm bệnh. Vân Nam quanh năm phảng phất mây mù, cây khoai tây luôn có đủ độ ẩm để ra tia, ra củ rồi cần gì nước. Ăn ngủ với nông dân Vân Nam, trồng khoai tây cùng họ Khánh khẳng định: Không đâu năng suất khoai tây cao như ở đây. Có hốc khoai tây 7- 8 củ, được hơn 2 kg, năng suất 35- 40 tấn/ha tức là 1,5 tấn/sào Việt Nam trong khi khoai tây của ta chỉ 300- 400kg/sào, cao nhất cũng chỉ 600kg. 

Cái hay của việc làm giống khoai tây ở Vân Nam chính là mùa vụ thu hoạch khoai bên phía bạn rơi vào tháng 7,8, như vậy sẽ không mất chi phí bảo quản kho lạnh quá lớn vì tháng 10 Việt Nam bước vào vụ trồng khoai đông thì chuyển khoai về là trồng ngay. Ngược lại nếu SX khoai tây giống ở Việt Nam mất gần 1 năm giữ trong kho lạnh, chi phí đầu tư làm kho và tiền điện quá sức chịu đựng của DN, và suy cho cùng nếu giá thành một củ khoai tây giống đội lên thì người nông dân đều phải gánh chịu. Điều này giải thích tại sao giá giống khoai tây ở ta thường cao vọt và không trụ được so với giá giống nhập khẩu.

Mấy năm trước khoai tây bị bệnh ghẻ bột cũng làm người dân sợ khiếp vía. Phan Tấn Khánh nói: “Thực tế thì Trung Quốc cấm XK giống khoai tây. Nhưng một số DN Việt Nam vẫn sang mua giống khoai tây thải loại về nên mới phát sinh bệnh ghẻ bột. Cái này kiểm dịch phải làm mạnh để bảo vệ quyền lợi nông dân”.

Bắt đầu âm thầm nhân giống từ năm 2008 nhưng đến năm ngoái, Cty Tấn Phát mới thu được khoai giống, số lượng cũng chưa nhiều. Năm 2011 này, Tấn Phát SX được trên dưới 12.000 tấn giống, cộng với lượng giống trong nước chừng 500 tấn. Tôi hỏi: “Nhu cầu khoai tây giống vụ đông này của miền Bắc lớn không?”. “Chừng 30.000 tấn là vừa”. Như vậy năm nay miền Bắc tương đối dư dả giống khoai tây bởi hiện nguồn khoai giống trong nước mà các HTX, DN, người dân tự để giống cũng vào khoảng 13.000 tấn.

 Mấy năm qua cây khoai tây miền Bắc lên xuống ở mức 30.000ha. Nhu cầu khoai tây ngày càng cao do khoai tây trở thành đầu vào của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Riêng Cty Pepsi mỗi năm đã cần hàng trăm ngàn tấn khoai tây củ để làm bim- bim, nước giải khát…Từ chỗ là cây trồng tận dụng, khoai tây đang trở thành cây nông sản hàng hóa. Hiện ngoài chợ khoai tây bán lẻ 15.000 đồng/kg, cao gấp đôi lúa. Mà khoai tây khá bán dễ, có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu.

Đầu ra rộng mở nhưng mấy năm rồi cây khoai tây cứ chập chững đi bước cao bước thấp vì nó còn quá thiếu những chính sách hỗ trợ. Vả lại bộ giống khoai tây của Việt Nam đã lạc hậu, ai đời đến nay người dân vẫn trồng giống khoai tây cổ lỗ sĩ VT2 (Việt Trung 2 do Trung Quốc hỗ trợ ta nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ trước). Mua giống của Hà Lan thì quá đắt. Giống kém là lý do chính dẫn đến năng suất khoai tây liên tục tụt hậu và trồng khoai tây không có lãi so với một số cây rau màu khác. Vì vậy để cây khaoi tây bật lên cần có giống tốt.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm