| Hotline: 0983.970.780

Sao Kim

Thứ Hai 29/11/2010 , 10:58 (GMT+7)

Trong ca dao, tục ngữ VN có câu: Vắng sao Hôm, có sao Mai- Kìa ông sao Vượt đón ai giữa trời. Sao Hôm, sao Mai, sao Vượt có tên khoa học là gì?

* Trong ca dao, tục ngữ VN có câu: Vắng sao Hôm, có sao Mai- Kìa ông sao Vượt đón ai giữa trời. Vậy sao Hôm, sao Mai, sao Vượt có tên khoa học là gì?

Nguyễn Văn Thi, Lã Côi, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội

Sao Kim, còn gọi là Kim Tinh, Sao Hôm, Sao Mai (Venus) là hành tinh gần Mặt Trời thứ nhì của Thái Dương Hệ và là loại hành tinh có đất và đá giống như Trái Đất. Không có Sao Vượt mà chỉ có Sao Vược trong ca dao "Mình ơi có nhớ ta chăng/Ta như Sao Vược chờ trăng giữa trời"; "Có Hôm thì chẳng có Mai. Còn như sao Vược đợi ai giữa trời"...

Kích thước, khối lượng và trọng lực của Sao Kim suýt soát với Trái Đất nên hai hành tinh này vẫn thường được coi như hai hành tinh sinh đôi. Ngoại trừ các điểm đó, Trái Đất và Sao Kim, trên thực tế, khác hẳn nhau: Một nơi có khí hậu ôn hoà, nơi kia cực kỳ nóng; áp suất khí quyển ở một nơi thì vừa phải, áp suất nơi kia cực cao đủ để bóp bẹp một chiếc xe bọc sắt; không khí một nơi có nhiều hơi nước, oxy và thuận lợi cho sự sống, không khí nơi kia dầy đặc với chất độc, CO2 và các axít ăn thủng được kim loại.

Với mắt trần Sao Kim là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời, sau Mặt Trời và Mặt Trăng. Sao Kim được các nền văn hóa thượng cổ để ý đến vì độ sáng của nó. Người Hy Lạp cổ đại tuy biết Sao Kim xuất hiện trên bầu trời cả ban ngày lẫn ban đêm, nhưng giống như người Việt, vẫn đặt tên riêng cho Sao Hôm là Hesperus và cho Sao Mai là Phosphorus.

Phi thuyền đầu tiên đáp được xuống Sao Kim là Venera 3, do Liên Xô phóng lên vào tháng 11 năm 1965 và đến nơi vào tháng 3 năm 1966, nhưng bị bóp bẹp vì áp suất khí quyển cực cao của Sao Kim... Sao Kim quay một vòng xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo này mất khoảng 225 ngày. Một năm Sao Kim, do đó dài bằng 225 ngày của Trái Đất. Nếu quan sát từ trái đất, sao Kim dường như di chuyển theo hướng ngược với mặt trời. Nhờ đó mà chúng ta có thể nhìn thấy nó vào buổi sáng sớm, trước khi mặt trời mọc.

* Cháu được biết một tuổi ở Trái Đất tức là thời gian trái đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời. Một tuổi ở các hành tinh khác cũng tính bằng thời gian nó quay 1 vòng quanh mặt trời. Hiện nay cháu 18 tuổi. Cháu thắc mắc là nếu cháu ở 1 hành tinh khác trong hệ mặt trời như sao Thủy, Sao Hỏa, sao Kim… thì lúc ấy tuổi của cháu sẽ được tính như thế nào?

Vũ Thị Hiền, Hoài Nhơn, Bình Định

Một tuổi ở Trái Đất tức là thời gian trái đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời. Một tuổi ở các hành tinh khác cũng tính bằng thời gian nó quay 1 vòng quanh Mặt Trời. Sao Kim như tôi đã trả lời thời gian quay quanh Mặt Trời là 225 ngày, cháu 18 tuổi tức là 6.570 ngày, chia cho 225 ngày sẽ là 29,5 tuổi.

Với các hành tinh khác cũng tính như vậy. Nhưng cháu làm sao sống được trên các hành tinh ấy. Không phải chỉ vì thiếu nước và oxy mà về nhiệt độ đã rất khủng khiếp. Nhiệt độ cao nhất trên bề mặt Sao Thủy là 427oC, trên Sao Kim là 467oC, trên Sao Hỏa là âm 60oC, trên Sao Mộc có thể âm 120oC, trên Sao Thổ có thể âm 180oC, trên sao Hải Vương có thể âm 220oC...

* Tôi nghe nói đến hiện tượng Cầu vồng trăng. Đó là hiện tượng gì? Xuất hiện ở đâu?

Phạm Thế Hùng, Tam Đường, Lai Châu

Cầu vồng trăng” (tiếng Anh gọi là moonbow, lunar rainbow hoặc white rainbow) là cầu vồng nhìn thấy vào ban đêm. Dĩ nhiên ánh sáng do Trăng phát ra thì yếu hơn ánh sáng Mặt trời rồi, nên mắt thường không nhìn thấy màu sắc (hoặc rất mờ nhạt) khiến cầu vồng trăng chỉ là một quầng sáng hình vòng cung trăng trắng mà thôi.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm