| Hotline: 0983.970.780

Sao lại phân biệt "liên thông"

Thứ Ba 23/11/2010 , 10:46 (GMT+7)

Với cơ quan tuyển dụng, cần nhất là năng lực làm việc chứ sao lại phân biệt bằng "liên thông" hay không "liên thông"?

Sinh viên nào cũng mong muốn học tốt để có được một việc làm ổn định, đúng chuyên ngành đào tạo (Ảnh minh họa)

Là một trong những người trực tiếp ký vào Thông tư liên tịch Hướng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên cao đẳng nghề và từ cao đẳng nghề lên đại học, Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Bùi Văn Ga khẳng định: Các trường không được phân biệt “con chung, con riêng”; còn với cơ quan tuyển dụng, cần nhất là năng lực làm việc chứ sao lại phân biệt bằng "liên thông" hay không "liên thông"?

>> Khổ vì 2 chữ “liên thông”

Không được phân biệt

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, ai cũng mong Thông tư sẽ tạo điều kiện cho sinh viên được học tập suốt đời. Bộ cũng giao quyền tự chủ cho các trường trong việc ra đề thi. Vì vậy, mỗi trường ĐH, CĐ được cấp phép đào tạo liên thông phải tùy theo điều kiện của mình để có đề thi thích hợp.

Cụ thể, như sinh viên đỗ tốt nghiệp khá, giỏi có thể nộp hồ sơ thi liên thông từ TC lên CĐ hoặc từ CĐ lên ĐH ngay. Với sinh viên tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất một năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển. Còn sinh viên muốn đào tạo liên thông từ trình độ TC lên trình độ ĐH thì phải có ít nhất ba năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.

Trước thông tin của một số sinh viên lo ngại rằng sẽ xảy ra tình trạng đối xử theo kiểu “con chung, con riêng” trong quá trình học tập ở cùng một môi trường? Theo ông Ga, sẽ không có tình trạng trên bởi các em sẽ được đào tạo theo hình thức tín chỉ, học môn nào thì thi môn đó. Những sinh viên học liên thông sẽ học chung với sinh viên thi chính quy những môn học mình cần.

Các trường phải chịu trách nhiệm bổ sung những kiến thức các em chưa được học cho đủ tín chỉ để thi. Tùy theo số lượng sinh viên học liên thông nhiều hay ít, nhà trường có thể tổ chức thành lớp học riêng. Học phí đều đóng theo quy định của nhà nước. Vì đào tạo theo hình thức tín chỉ nên học tín chỉ nào, sinh viên đóng tiền tín chỉ đó. Nhà trường không được thu thêm khoản nào khác.

Giải đáp cho một số sinh viên lo ngại bằng tốt nghiệp nếu có chữ “liên thông” sẽ bị gây khó dễ trong khi xin việc làm, ông Ga nhấn mạnh rằng, việc đào tạo, cấp văn bằng phải tuân thủ theo Quy định đào tạo liên thông trình độ ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT. Bộ GD-ĐT sẽ cấp phôi bằng tốt nghiệp thôi. Để có thể kiểm soát được chất lượng đầu vào của hệ TC, Bộ sẽ xem xét sau khi tiến hành kiểm tra, thẩm định hồ sơ của các trường xin mở liên thông.

Bộ kiểm soát chặt chỉ tiêu

+ Theo khảo sát của Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp - khu chế xuất TP.HCM, có khoảng 300/1.000 DN tại 15 khu công nghiệp - khu chế xuất (KCN - KCX) tại TP.HCM đang thiếu lao động trầm trọng. Nguồn để tuyển lao động có tay nghề chủ yếu từ các trường CĐ, TC nghề, thế nhưng số lượng HS tốt nghiệp mỗi năm còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chưa kể nhiều HS tay nghề giỏi chỉ lựa chọn những DN lớn để nộp đơn, do đó DN vừa và nhỏ khó kiếm lao động.  

+ Ông Đoàn Mạnh Hỏa, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long: Điều tôi lo ngại nhất hiện nay là mình không được kiểm duyệt đầu vào nhưng lại phải đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp. Chúng tôi sẽ xây dựng chương trình đào tạo thật cẩn thận để đảm bảo đầu ra có chất lượng. Theo tôi, SV muốn xin được việc làm thì cần học tập tốt, có kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ vững vàng, ngoại ngữ giỏi.

Cũng theo ông Ga, nhiều DN lo lắng là trình độ nghiệp vụ của sinh viên quá yếu. Vì vậy, khi đào tạo liên thông, những sinh viên này phải được trải qua hai năm ở trường trung cấp nghề, mới học tiếp ở ĐH, CĐ. Họ đã được bổ sung kiến thức thực tế rồi, giờ bổ sung thêm lý thuyết càng vững tay nghề hơn. Thực hành tốt, lý thuyết tốt, công việc sẽ càng tốt.

Riêng với vấn để giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay, ngoài chỉ tiêu dành cho sinh viên hệ chính quy, Bộ sẽ giao chỉ tiêu giống như đối với hệ đào tạo vừa học vừa làm hiện nay. Bộ cũng sẽ tăng cường rà soát chỉ tiêu mà những trường có đào tạo liên thông này.

Còn với ông Nguyễn Hồng Minh, Vụ trưởng Vụ Đào tạo nghề (Bộ LĐ-TB-XH) tỏ ra phấn khởi: “Thông tư liên thông vừa được ký kết và chính sách tiền lương sẽ được ban hành, việc tuyển sinh nghề trong những năm tới sẽ sáng sủa hơn”. Bên cạnh đó, ông Minh cho biết thời gian tới sẽ có nhiều biện pháp thúc đẩy đào tạo nghề như: Tổng cục Dạy nghề sẽ tập trung tăng cường công tác tuyên truyền về học nghề và giải quyết việc làm cho HSSV sau khi ra trường; xây dựng hệ thống thông tin dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho từng tỉnh, vùng và trên cả nước, đưa thông tin tuyển sinh học nghề đến tận tay HS.

Năm nào cũng vậy, liên bộ sẽ tổ chức hội nghị tuyển sinh, rồi công bố chỉ tiêu, quy chế, định hướng tuyển sinh, và các trường CĐ, TC nghề sẽ đóng góp ý kiến giúp việc tuyển sinh hiệu quả hơn... 

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.