| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 01/10/2008 , 09:45 (GMT+7)

09:45 - 01/10/2008

Sao VN chưa có trồng ngô chuyển gen?

Hiện nước ta có khoảng 1,1 triệu ha ngô nhưng năng suất chưa đầy 4 tấn/ha, trong khi đó nông dân Mỹ trồng ngô đạt tới 9-11 tấn/ha, nghĩa là gấp hơn 2 lần ta.

Nông dân Philippin trên ruộng ngô giống chuyển gen
Hiện nước ta có khoảng 1,1 triệu ha ngô nhưng năng suất chưa đầy 4 tấn/ha, trong khi đó nông dân Mỹ trồng ngô đạt tới 9-11 tấn/ha, nghĩa là gấp hơn 2 lần ta.
>> Cây trồng biến đối gen - không thể mãi chần chừ!

Theo Tiến sĩ Paul S.Teng (Đại học Nanyang, Singapore)- một trong những người có nhiều kinh nghiệm về công nghệ sinh học trên thế giới, nhờ Mỹ đã ứng dụng thành công việc chuyển đổi gen cho cây ngô nên mới cho năng suất cao đáng nể như vậy.

Năng suất đã thấp mà sản lượng ngô sau thu hoạch mất thêm 10-13,7% do rơi vãi, sâu mọt, thối mốc... (theo đánh giá của Cục Dự trữ quốc gia). Riêng tỉnh Sơn La, con số tổn thất này tương đương với 23 ngàn tấn ngô hạt tức gần bằng sản lượng ngô năm 1990. Hiện sản lượng ngô trong nước chỉ dao động ở mức 4 triệu tấn trong khi nhu cầu sử dụng cho ngành chăn nuôi lên tới 5,5 triệu tấn. Với khoản thiếu hụt đó, mỗi năm chúng ta phải bỏ ra khoảng nửa tỷ USD để nhập khẩu ngô.

Năm nay, theo dự báo của Tổng cục Thống kê, giá trị nhập khẩu nguyên liệu thô cho sản xuất thức ăn chăn nuôi của ngô và đậu tương lên tới con số kỷ lục 1,3 tỷ USD! Và dự báo nhu cầu từ nay đến năm 2020, cứ năm sau chúng ta nhập nhiều ngô và đậu tương hơn năm trước. Có lẽ sau năm 2020 thì có thay đổi chăng?

Đã đến lúc, việc đưa năng suất ngô “tiến lên” là một yêu cầu bức bách, trong đó đưa yếu tố chuyển gen vào cây ngô là biện pháp công nghệ sinh học hàng đầu. Bởi nói như TS Nguyễn Quốc Bình, PGĐ Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, cây ngô chuyển gen có “hàng trăm” thứ lợi, trước hết nông dân có lợi trong việc tăng năng suất do hạn chế được sâu đục thân 10%, tăng giá trị sau thu hoạch do không còn sâu mọt 10-13%, tăng lợi nhuận do giảm chi phí sử dụng thuốc trừ sâu...

Cứ theo tính toán của TS Bình thì 1ha trồng ngô chuyển gen có lợi hơn 100 USD/ha/vụ so với trồng ngô thường. Vậy thì Việt Nam trồng 1 triệu ha ngô biến đổi gen sẽ dôi ra 100 triệu USD/vụ...Biết vậy, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa trồng ngô chuyển gen, và không chỉ có ngô, 3 cây còn lại phục vụ đắc lực cho chăn nuôi gồm đậu tương, khoai mì, khoai tây cũng nằm trong đối tượng chờ “chuyển gen”! Ta ngồi chờ còn thế giới cứ vượt lên, diện tích biến đổi gen của các nước ngày càng tăng, năm 2007 đã là 114 triệu ha, tức là tăng 12 triệu ha so với năm 2006.

Từ tháng 8/2005, Chính phủ đã có nghị định về an toàn sinh học, tức đã “bật đèn xanh” cho đột phá về công nghệ sinh học từ “trong nhà ra ngoài đồng”, nhưng đến nay cây trồng biến đổi gen vẫn là "giấc mơ"...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm