| Hotline: 0983.970.780

"Sập bẫy lừa" mất 88 tấn ruốc khô vì cả tin

Chủ Nhật 11/01/2015 , 11:36 (GMT+7)

Sáng 12/1, TAND tỉnh Kiên Giang sẽ đưa vụ án Mai Thị Tuyết Linh lừa đảo 88 tấn ruốc khô trị giá 4,5 tỷ đồng ra xét xử. 

Tuy nhiên, dư luận đang hoài nghi về việc bỏ sót tội phạm liên quan đến vụ án này.

Biết ông Nguyễn Văn Sinh cần bán 100 tấn ruốc (tép con phơi khô) đang gửi tại kho trên đường Nguyễn Văn Quỳ, Quận 7, TP.HCM) Linh dùng số điện thoại rác giả là giám đốc một doanh nghiệp cần mua ruốc khô số lượng không hạn chế.

Dù mới biết nhưng ông Sinh đã bán cho Linh 45 tấn ruốc khô trị giá hơn 2 tỷ đồng và được thanh toán sòng phẳng.

Ngay sau đó, lợi dụng sự cả tin, Linh đã chiếm đoạt 88 tấn ruốc trị giá gần 4,5 tỷ đồng một cách dễ dàng. Điều đáng nói, trong vụ việc này cơ quan điều tra có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm có vai trò như chủ mưu…


Mai Thị Tuyết Linh bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Dùng “sim rác” giới thiệu là giám đốc để lừa gạt

Theo tài liệu của cơ quan điều tra (CQĐT), Mai Thị Tuyết Linh (SN: 1985, ngụ Q.7, TP.HCM) quê ở Trà Cú, Trà Vinh từ nhỏ hành nghề mua bán thuỷ sản.

Cuối năm 2012 do thiếu nợ trong đó có nợ bà Trần Thị Dung (SN: 1966 ở TP. Bạc Liêu) khoảng 2 tỷ đồng nên bỏ lên TP.HCM sống như vợ chồng với Võ Văn Riềng tại P.Tân Hưng, Quận 7. Do bà Dung không liên lạc được và tìm ra số điện thoại của Linh nên nói với Linh: “Việc thiếu nợ có gì đâu mà tắt máy, cứ để đó mình tìm cách tính”.

Sau đó Dung cho Linh biết có ông Nguyễn Văn Sinh (SN: 1965, quê Kiên Giang) là giám đốc một doanh nghiệp cần bán 100 tấn ruốc khô đang ký gửi tại kho ở  Quận 7, TP.HCM). Sau đó Dung cho Linh số điện thoại ông Sinh và còn chỉ cách mua một sim mới không đăng ký tên (sim rác), tự giới thiệu một tên nào đó và nói địa điểm ở xa TP.HCM nhằm tránh việc ông Sinh đi xác minh.

Sau đó, Linh mua sim điện thoại và gọi cho ông Sinh tự xưng là Trang - Giám đốc Công ty Khánh Hoà Trung tại TP.Nha Trang - cần mua ruốc khô, số lượng không hạn chế. Được ông Sinh báo giá 70.000 đồng/kg và cho địa chỉ kho lạnh để đến xem mẫu.

Linh thuê người mang tới các chợ An Lạc, Bình Điền dò giá và sau khi cò kè, ông Sinh đồng ý giảm còn 58.000 đồng/kg ruốc. Cả hai thoả thuận Linh nhận hàng trước, tiền sẽ chuyển vào tài khoản ông Sinh sau.

Từ ngày 27/11/2012 đến 12/12/2012, ông Sinh bán cho Linh 45 tấn ruốc khô trị giá hơn 2 tỷ đồng và được thanh toán đầy đủ. Biết “cá đã say mồi”, liên tiếp từ ngày 13 đến 15/12/2012 Linh yêu cầu ông Sinh giao hơn 88,4 tấn ruốc trị giá gần 4,5 tỷ đồng.

Khoảng một tháng sau, số điện thoại quen thuộc của nữ “đại gia” tắt máy ò e í... Tá hỏa vì không liên lạc được, báo hại ông Sinh phải lặn lội về địa chỉ ở TP.Nha Trang mà “nữ giám đốc” cho  thì hỡi ôi chỉ là … “địa chỉ ma” do Linh bịa ra nên ông Sinh ngậm ngùi đi gửi đơn tố cáo.

Ngày 14/4/2014 Cơ quan CSĐT công an tỉnh Kiên Giang bắt giam Linh về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Có dấu hiệu bỏ sót tội phạm?

Sau khi nhận được cáo trạng của VKSND Kiên Giang, ông Nguyễn Văn Sinh cho rằng: Nếu cơ quan chức năng không xem xét xử lý bà Trần Thị Dung với vai trò đồng phạm là bỏ lọt tội phạm.

Bởi lẽ, như kết luận của Cơ quan CSĐT Kiên Giang, Linh khai nhận: “Trước đây khi còn ở Trà Vinh, tôi kinh doanh mua bán ruốc khô quen biết bà Dung trong một lần đến Bạc Liêu. Năm 2010 vì giận gia đình, tôi lên TPHCM sinh sống, có kinh doanh mua bán ruốc khô với bà Dung. Bị bạn hàng giật nợ, tôi còn thiếu bà Dung gần 2 tỷ đồng nên tắt điện thoại để trốn nợ.

Sau khi tìm gặp mẹ tôi ở Trà Vinh xin số điện thoại, bà Dung hướng dẫn tôi chiếm đoạt nguồn ruốc khô của ông Sinh để có tiền trả nợ đồng thời cho tôi số điện thoại của ông Sinh và hướng dẫn tôi một số thủ thuật như dùng sim khuyến mãi….Bà Dung cũng bảo tôi lấy số điện thoại giao dịch với ông Sinh nhắn vào số của bà ta thừa nhận còn thiếu 2,6 tỷ đồng”.

Lời khai của Linh trùng khớp với ông Sinh. Ông này thừa nhận năm 2008 có mua bán ghẹ với bà Dung và đến tháng 8/2012 được bà này hướng dẫn kinh doanh ruốc khô có lãi nhiều hơn và mua của bà ta hơn 150 tấn ruốc với tổng số hơn 9 tỷ đồng gởi tại kho lạnh Con Gấu (số 163 Nguyễn Văn Quỳ, Quận 7, TPHCM).

“Do số lượng nhiều nên còn tồn kho gần 100 tấn, tôi gọi điện cho bà Dung hỏi có khách nào không thì được giới thiệu giám đốc Trang và tôi đã sập bẫy lừa”. Trong các buổi đối chất giữa bà Dung, Linh và ông Sinh, bà Dung thừa nhận có đưa cho ông Sinh xem tin nhắn của Trang còn thiếu nợ 2,6 tỷ đồng. Từ đó tôi không nghi ngờ nên tiếp tục giao hàng. – Ông Sinh nói.

Ngoài ra, từ vụ chiếm đoạt 88 tấn ruốc khô của ông Sinh, bà Dung được Linh trả 1 tỷ đồng tiền nợ đồng thời tặng 2 điện thoại Iphone 5 trị giá 34 triệu đồng. Như vậy, những chứng cứ trên, hành vi của bà Dung có dấu hiệu là chủ mưu trong phi vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông Sinh.

Ngoài ra, ông Sinh cho biết sở dĩ mình sập bẫy quá dễ dàng là do ban đầu bà Dung gom ruốc bán cho ông, đến khi được tư vấn mua lượng ruốc lớn trị giá gần 10 tỷ đồng không tiêu thụ được. Vì lo lắng vì khoản chi phí lưu kho quá lớn, nghe bà Dung giới thiệu Trang nên tôi  “như người sắp chết đuối vớ được cọc”  mới dính quả lừa đau đớn. Do đó, việc bà Dung không bị xem xét xử lý trách nhiệm hình sự là dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm