| Hotline: 0983.970.780

Sắp khủng hoảng thiếu thịt lợn

Thứ Ba 23/04/2019 , 09:20 (GMT+7)

Cần bao nhiêu thịt lợn để bù vào những thiếu hụt do dịch bệnh tả lợn Châu Phi gây ra? Đặc biệt là tại thị trường khổng lồ Trung Quốc, quốc gia trên 1,3 tỷ dân, đồng thời cũng là nguồn cung thịt lợn lớn nhất thế giới vẫn chưa hết dịch bệnh.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) vừa dẫn ý kiến các chuyên gia nghiên cứu thị trường dự báo, thế giới sẽ phải trải qua một cuộc khủng hoảng thiếu thịt lợn, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm nay. Theo đó, cảnh báo các nước xuất khẩu mặt hàng này sẽ phải loay hoay tìm giải pháp bù đắp lỗ hổng khan hiếm thịt heo mà Trung Quốc để lại do nước này đã phải tiêu hủy và hạn chế tái đàn trong suốt gần một năm vừa qua để đối phó dịch tả lợn Châu Phi.

Giá thịt lợn tại Trung Quốc bắt đầu tăng mạnh do khan hiếm nguồn cung
Dự báo, các thị trường nông sản khác cũng sẽ phải đối diện với những tác động từ sự bùng phát và hệ lụy của dịch tả lợn Châu Phi, bao gồm cả các giao dịch đậu nành, nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi rất lớn cho thị trường Trung Quốc.
Theo số liệu của Trung Quốc hồi đầu tháng 3, lượng nhập khẩu đậu nành trong quý 1/2019 đã giảm 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 16,75 triệu tấn. Trong khi đó, USDA cũng hạ dự báo lượng nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc xuống 88 triệu tấn trong năm nay, giảm 6,1 triệu tấn so với năm ngoái.
Đây là lần giảm nhập khẩu đậu nành đầu tiên của Trung Quốc kể từ năm 2003-2004 do những tác động của dịch tả lợn Châu Phi.

Hãng phân tích tài chính Rabobank ước tính, hiện Trung Quốc đã bị “sụt giảm” chừng 200 triệu đầu lợn kể từ khi dịch bệnh bùng phát và lây lan khắp cả nước từ cuối năm 2018. Chỉ tính riêng con số này đã lớn gấp ba lần tổng đàn lợn của nước Mỹ.

Nguồn tin từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dẫn con số thống kê cho biết, nhiều năm qua Trung Quốc vẫn là quốc gia sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới, với trung bình khoảng 433 triệu con lợn hằng năm.

Và việc mất tới non nửa đàn heo cả nước vì dịch tả lợn Châu Phi thời gian qua đang có nguy cơ đẩy giá thịt tăng tới 70%, theo như nhận định của một vị quan chức Bộ Nông nghiệp Trung Quốc hôm cuối tuần trước.

Các nguồn tin Trung Quốc ước tính, hiện quốc gia trên 1,3 tỷ người đang có nguồn thịt dự trữ khoảng 200.000 tấn. Tuy nhiên con số này được cho là quá nhỏ bé so với nhu cầu tiêu thụ nội địa và dự báo người tiêu dùng Trung Quốc sẽ phải sớm chuyển sang mua thịt lợn nhập từ Mỹ, bất chấp hai cường quốc vẫn đang ở trong cuộc chiến tranh thương mại lịch sử.

Chuyên gia phân tích thị trường Chenjun Pan của Rabobank cũng đồng quan điểm về dự báo giá thịt sẽ leo thang bởi trong ngắn hạn, từ 1 đến 2 năm tới ngành chăn nuôi Trung Quốc vẫn chưa thể hồi phục.

“Rất nhiều trang trại nhỏ lẻ sẽ không còn tồn tại ở Trung Quốc do không còn phù hợp với xu thế chăn nuôi hiện đại, an toàn sinh học để tránh tái lây nhiễm bệnh dịch. Điều này đồng nghĩa là sẽ có một khoảng trống rất lớn về thị trường do thiếu hụt nguồn cung và chúng tôi không nghĩ rằng sẽ có một quốc gia nào hoặc là toàn thế giới lại có thể đủ sức lấp đầy khoảng trống mà Trung Quốc để lại”, ông Pan nói.

Biểu đồ một số nền chăn nuôi quan trọng thế giới

Theo CNBC, trước khi nổ ra thương chiến, thịt lợn Mỹ vào thị trường Trung Quốc phải chịu mức thuế nhập khẩu 12%, ngoài ra mặt hàng này còn phải chịu hai khoản thuế hạn ngạch lên tới 50%, cộng gộp lại nghĩa là người dân phải ăn thịt lợn Mỹ với giá tăng tới 62%. Mặc dù chi phí đã tăng rất cao, nhưng người tiêu dùng Trung Quốc vẫn chấp nhận đặt nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn của Mỹ kể từ tháng 3/2019 vì lý do thiếu hụt nguồn cung và chờ đợi các sắc thuế sẽ được nới lỏng trong các cuộc thỏa thuận thương mại song phương vẫn đang tiếp diễn.

Theo USDA, chỉ tính trong vòng một tuần đầu tháng 3, Trung Quốc đã nhập khẩu 23.846 tấn thịt lợn Mỹ, cao gấp khoảng tám lần so với tuần trước đó nhưng giới phân tích cho rằng, đây có thể là một giao dịch để đầu cơ của các nhà nhập khẩu.

Ông Angela Zhang, trưởng ban tình báo kinh tế của hãng IQC Insights có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết lượng nhập khẩu thịt lợn Mỹ của Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong năm nay. "Theo số liệu thống kê mới nhất từ ​​Hải quan Trung Quốc, hai tháng đầu năm 2019 Trung Quốc vẫn nhập khẩu 10.917 tấn thịt lợn và 12.212 tấn phụ phẩm thịt lợn từ thị trường Mỹ. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng nhập đã giảm lần lượt 30,8% và 65,1%", ông Zhang tiết lộ.

Cũng trong năm 2018, Canada là một trong những nhà cung cấp thịt lớn cho Trung Quốc, xếp thứ ba sau Đức và Tây Ban Nha và chiếm 13,4% lượng thịt lợn nhập khẩu của Trung Quốc. Ông Martin Lavoie, Chủ tịch Hiệp hội thịt lợn Canada cho biết, các đơn hàng xuất khẩu đi Trung Quốc đã tăng mạnh trong vài tháng qua do nước này không phải chịu rào cản thương mại nào, bất chấp việc Ottawa vẫn áp lệnh cấm các lô hàng nhiễm sâu bệnh vào nước này và thậm chí là vụ bắt bớ cựu giám đốc tài chính tập đoàn viễn thông Huawei Mạnh Vãn Chu của Trung Quốc.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

English Champion 2024 - Be Global, Tìm kiếm Nhà Vô Địch toàn quốc

Ngày 28/03/2024, English Champion - cuộc thi tiếng Anh học thuật do iSMART Education tổ chức với chủ đề 'Be Global' hứa hẹn mang đến những trải nghiệm bùng nổ.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất