| Hotline: 0983.970.780

Sáp nhập bộ máy ngành NN-PTNT: Tiếng nói người trong cuộc

Thứ Hai 19/11/2018 , 09:36 (GMT+7)

Tại Thanh Hóa, việc sáp nhập các đơn vị trong ngành nông nghiệp cơ bản đã được hoàn thiện về mặt chủ trương, văn bản. Tuy tiến độ sáp nhập đang đi đúng lộ trình nhưng đây đó vẫn còn những tâm tư của người trong cuộc.

Sáp nhập nhưng cần chuyên môn hóa từng lĩnh vực

Theo lộ trình, đến hết quý IV/2018, các đơn vị trong ngành nông nghiệp tại Thanh Hóa sẽ được sáp nhập. Phòng Chăn nuôi và Chi cục Thú y sẽ sáp nhập thành Chi cục Chăn nuôi – Thú y. Phòng Trồng trọt và Chi cục BVTV sáp nhập thành Chi cục Trồng trọt – BVTV. Ở cấp huyện, Trạm Thú y, Khuyến nông, BVTV sẽ sáp nhập thành trung tâm dịch vụ và được chuyển giao về cho UBND các huyện quản lý.

cung-voi-viec-sp-nhp-cn-chuyen-on-ho-tung-linh-vuc105104347
Sáp nhập là việc làm cần thiết nhưng không để xáo trộn

Để có được tiếng nói của người trong cuộc, chúng tôi đã mất khá nhiều thời gian. Phần lớn đều cho rằng, đã là chủ trương thì phải thực hiện; có hay không những bất cập sẽ được thực tế chứng minh. Những người trong cuộc chúng tôi tiếp xúc đều cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm nên ngại chia sẻ...

Theo một người công tác trong trạm khuyến nông huyện, việc sáp nhập sẽ không có những bất cập nếu phân rõ từng mảng công tác chuyên môn theo sở trường đã làm bấy lâu nay. Nếu không có sự chuyên môn hóa khi sáp nhập sẽ dẫn đến sự chồng chéo trong hoạt động. Và người chịu sức ép, thiệt thòi nhất sẽ là những nhân viên hợp đồng do các đơn vị tự trang trải kinh phí trả lương lâu này dù số lượng không nhiều.

“Sau khi sáp nhập, cơ bản sẽ đạt được mục tiêu giảm đầu mối về lãnh đạo. Nhưng sẽ có nhiều tâm tư của cả cán bộ và nhân viên. Nếu không được phân công, tách bạch chuyên môn rõ ràng thì dễ “dẫm chân” nhau trong công tác. Đành rằng, sáp nhập sẽ tạo thuận lợi khi điều động cán bộ, nhân viên ở những thời điểm “nóng”. Nhưng nếu người đứng đầu không rõ ràng trong phân công nhiệm vụ thì anh em cũng dễ nảy sinh các vấn đề từ đó công tác chuyên môn có thể bị ảnh hưởng.

Thành lập trung tâm dịch vụ, về tên gọi thì rõ ràng sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên. Nhưng với những nhân viên hợp đồng lâu nay sống bằng đồng lương các đơn vị trang trải thì họ lo lắng lắm! Liệu huyện có tiếp nhận nguyên trạng, liệu tiếp nhận nguyên trạng rồi có bỏ rơi họ không?” – người này trải lòng.
 

“Về cơ bản, mô hình cũ vẫn hoạt động hiệu quả”

Là người từng công tác trong ngành thú y từ trước những năm 1993, khi Trạm Thú y, Trạm BVTV (chưa có Trạm Khuyến nông) cùng chung đơn vị và thuộc quyền quản lý của UBND huyện, ông Lê Văn Sơn, hiện là Chi cục phó Chi cục Thú y Thanh Hóa đã có những chia sẻ xung quanh việc sáp nhập các đơn vị trong ngành nông nghiệp.

Theo ông Sơn, hiện nay, việc các Trạm Thú y trực thuộc Chi cục vẫn đang hoạt động trơn tru và hiệu quả. Nhờ cơ chế hoạt động này, chi cục thường xuyên tổ chức giao ban định kỳ. Chi cục cũng tích cực xây dựng hệ thống “chân rết” tại tất cả các địa phương nên việc phát hiện, dự tính, dự báo đồng bộ, kiểm soát dịch bệnh tốt.

Bằng chứng là, những năm gần đây, Thanh Hóa không để xẩy ra dịch lớn, những ổ dịch nhỏ được phát hiện và xử lý kịp thời. Khi có dịch bệnh xẩy ra, thông tin được báo qua đường dây nóng của Chi cục và nhanh chóng được thông báo cho các trạm khác để có phương án phòng và xử lý dịch bệnh tốt.

“Thực tiễn sẽ chứng minh mô hình nào hiệu quả hơn mô hình nào. Tuy nhiên, có một vấn đề mà lâu nay chúng tôi vẫn trăn trở, nếu mô hình mới đi vào hoạt động, con người các trạm sẽ dưới sự quản lý, phân công của UBND các huyện. Khi xẩy ra dịch bệnh, thì thông tin có kịp thời đến với Chi cục hay không? Hiện nay, sau khi phát hiện dịch bệnh, Chi cục Thú y vẫn phải tăng cường lực lượng về các điểm nóng để giúp các trạm khống chế dịch bệnh” – ông Sơn cho biết.

Ông Sơn cũng chỉ ra những bất cập trong công tác hiện nay của các trạm thú y khi chỉ được giao chỉ tiêu 2-3 biên chế. Khi dịch bệnh xẩy ra, rõ ràng việc điều động nhân lực dập dịch sẽ gặp những khó khăn nhất định. Vì vậy, nếu sáp nhập cũng sẽ có những thuận lợi như sẽ điều tiết con người từ bộ phận này sang bộ phận khác để tập trung dập dịch.

“Điều quan trọng, việc sáp nhập sẽ đạt được mục tiêu giảm được đầu mối còn giảm biên hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng về cơ bản, tôi thấy, việc duy trì cơ chế trạm trực thuộc chi cục như hiện nay vẫn có nhiều thuận lợi và hoạt động hiệu quả” – ông Sơn nêu quan điểm.

Để mô hình mới hoạt động hiệu quả, theo ông Sơn nên thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, người đứng đầu phải cân bằng được cả 3 mảng BVTV, thú y và khuyến nông. Tuy không thể hiện rõ nhưng trong thời gian vừa qua, trước thông tin sáp nhập, cán bộ công nhân viên trong ngành đã có những tâm tư nhất định. Từ đó đã có những biểu hiện về sự thiếu tập trung trong công tác chuyên môn. Có những chương trình ngành thú y muốn đầu tư lâu dài nhưng dường như chững lại.

“Thi thoảng họ lại hỏi, khi nào thì sáp nhập. Rồi, từ 3 trưởng nay phải chọn 1 người làm trưởng, hai người còn lại sẽ là phó; rồi những phó sẽ xuống làm nhân viên… Thay đổi là tất yếu để tìm ra mô hình hiệu quả nhưng rõ ràng tâm tư anh em mình cũng phải hiểu và thông cảm”, ông Sơn chia sẻ.

Chúng tôi có thêm những cuộc hẹn với các cán bộ trong ngành nông nghiệp tại Thanh Hóa để nắm tâm tư tình cảm của họ khi thực hiện chủ trương sáp nhập. Tuy nhiên, những cuộc hẹn nhanh chóng bị từ chối khéo léo bởi họ vẫn cho rằng, đã là chủ trương thì vẫn phải thực hiện!

Một cán bộ thuộc Trạm Khuyến nông của một huyện trên địa bàn cho biết, đây là chuyện tế nhị, là chủ trương thì cứ thế thực hiện. “Cái Nhà nước đã chủ trương rồi là đúng thôi, mình có nói thì cũng thừa, về đâu cũng thế thôi, cũng công việc ấy cả, không có khác mấy đâu” – vị lãnh đạo này từ chối khéo.

Được biết, hiện các Chi cục Thú y, BVTV, Trung tâm Khuyến nông đã có văn bản tham mưu Sở NN-PTNT về đề án sáp nhập các đơn vị ngành. Sở NN-PTNT Thanh Hóa cũng đã có dự thảo đề án trình UBND tỉnh xem xét. Dự kiến, đến hết quý IV/2018, Thanh Hóa sẽ hoàn thành mục tiêu sáp nhập các đơn vị ngành nông nghiệp.

 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm