| Hotline: 0983.970.780

Sáp nhập bộ máy ngành NN-PTNT: Tiếp tục tinh gọn bộ máy

Thứ Năm 22/11/2018 , 15:05 (GMT+7)

Qua nhiều lần sáp nhập các Sở Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi, Thủy sản thành một đơn vị quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tổ chức bộ máy của Sở NN-PTNT Nghệ An ngày một tinh gọn.

Từ kinh nghiệm thực tiễn trước đó, ngành nông nghiệp tỉnh này đang chủ động sắp xếp bộ máy thêm một bước nữa.
 

Chủ động phương án

Ngày 2/1/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 111-KH/TU yêu cầu từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, các huyện, thành, thị chủ động rà soát xây dựng đề án sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với giảm biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị.

14-52-06_1
Ngành nông nghiệp Nghệ An sẽ có nhiều đổi mới sau đợt tinh giản tới đây

Trước yêu cầu đổi mới về cải cách tổ chức bộ máy (TCBM), Sở NN-PTNT đã xây dựng Dự thảo Đề án “Sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2021 và những năm tiếp theo”.

Không phải đến bây giờ ngành nông nghiệp Nghệ An mới xắn tay vào cuộc, thực tế việc tinh giản, sắp xếp đã thực hiện từ những năm trước đó. Qua thống kê cho thấy, tính đến 31/5/2018 hệ thống TCBM ngành có 36 đơn vị đầu mối, bao gồm cơ quan Sở và 35 đơn vị trực thuộc. So với năm 2015 đã giảm được 3 chi cục và 3 phòng ban (2 đơn vị chuyển sang cơ chế tự chủ là BQLDA ngành NN-PTNT và Quỹ BV&PTR).

Việc tinh giản biên chế theo quy định cơ bản đạt yêu cầu đề ra, từ mốc 1.572 người năm 2015 giảm xuống 1.457 người năm 2018, tương đương 7,32%.

Qua tìm hiểu được biết, Sở NN-PTNT Nghệ An nằm trong số 12 đơn vị điểm về xây dựng đề án tinh giản, sắp xếp lại bộ máy, hiện tại đang chờ UBND tỉnh phê duyệt, theo kế hoạch sẽ tổ chức triển khai vào cuối năm nay.

Trên cơ sở rà soát, xem xét điều kiện thực tiễn của từng cơ quan đơn vị, dự kiến chỉ để lại mỗi ngành một cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành để tham mưu cho Sở, giúp UBND tỉnh quản lý có hiệu quả từng lĩnh vực.

Đồng thời từng bước chuyển dần các đơn vị sự nghiệp sang cơ chế tự chủ một phần, toàn phần và tiến tới cổ phần hóa. Khi bộ máy tinh gọn, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp sẽ tách bạch, không trùng lặp.

Đối với các cơ quan hành chính, sẽ hợp nhất 63 Trạm Trồng trọt và BVTV, Chăn nuôi và Thú y, Khuyến nông và 6 Ban Phát triển nông thôn miền núi thành 21 Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp cấp huyện; thành lập Chi cục Nông nghiệp trên cơ sở sát nhập Chi cục Trồng trọt- BVTV với Chi cục Chăn nuôi- Thú y; kiện toàn Chi cục Kiểm lâm bằng cách xây dựng lại quy định chức năng, nghĩa vụ, quyền hạn. Sáp nhập các trạm quản lý bảo vệ rừng của các BQL rừng phòng hộ với trạm QLBV rừng của Kiểm lâm thành 1…

14-52-06_2
Theo kế hoạch, hệ thống chân rết Chi cục Trồng trọt và BVTV sẽ do UBND huyện quản lý

Về tổng thể, dự kiến đến năm 2021 sẽ giảm tổng cộng 8 đơn vị đầu mối so với năm 2015, giảm 83 phòng ban và đơn vị trực thuộc các cơ quan cấp tỉnh (đạt 36,40%), chuyển 4 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm giống chăn nuôi; giống cây trồng; giống thủy sản; nước sạch và VSMTNT) thành đơn vị tự chủ.

Về tinh giản, đến năm 2021 ngành NN- PTNT Nghệ An đặt ra mục tiêu giảm tối thiểu 10% biên chế trong toàn ngành, tương ứng với 190 người. Ngoài ra sẽ chuyển 320 biên chế công chức, viên chức cho UBND cấp huyện quản lý. Về nhân sự lãnh đạo, dự kiến giảm 8 cấp trưởng, 16 cấp phó, giảm 83 trưởng phòng ban và 65 Phó trưởng phòng của các đơn vị trực thuộc…

Đến năm 2025 tiếp tục giảm ít nhất 10% số đơn vị đầu mối so với năm 2021. Mục tiêu đến 2030 giữ ổn định các cơ quan quản lý Nhà nước gồm Sở NN-PTNT, các chi cục, các đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ chính trị, quản lý Nhà nước và cung ứng dịch vụ công cơ bản, thiết yếu. Đồng thời cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công đã chuyển sang cơ chế tự chủ giai đoạn 2021 - 2025.
 

Nỗi lòng người trong cuộc

Phải thừa nhận việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành NN-PTNT là kế hoạch, chủ trương đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu đặt ra của thời kỳ mới.

Dù vậy, cuộc “cách mạng” trên diện rộng sẽ liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức cán bộ, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi, quyền hạn của nhiều đơn vị, cá nhân. Tâm lý dè chừng, ái ngại lúc này là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Về yếu tố khách quan, Sở NN-PTNT là đơn vị quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Nhiều vấn đề nóng liên quan đến SX nông nghiệp như quản lý giống cấy trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú ý, dịch bệnh…, nếu không có chi cục quản lý Nhà nước chuyên ngành sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác tham mưu, chỉ đạo và thực hiện. Trong trường hợp kéo chức năng quản lý Nhà nước về Sở thì tình hình sẽ phức tạp thêm, lý do là không có nhân lực để cáng đáng.

Bấp cập nhất hiện nay là cơ chế áp dụng, việc sắp xếp TCBM, tinh giản biên chế là vấn đề trọng tâm nhưng chưa có văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ ban ngành liên quan nên các địa phương, cơ sở khó thống nhất phương án.

14-52-06_3
Bộ mặt ngành nông nghiệp địa phương hứa hẹn sẽ thay đổi tích cực hơn

Trước mắt, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hợp nhất các Trạm cấp huyện thành Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp như kế hoạch, còn về lâu dài nếu không có “cơ chế mở” việc nảy sinh rắc rối là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Thuộc diện liên quan, một lãnh đạo của Chi cục Trồng trọt và BVTV bộc bạch: “Quá trình hoạt động lâu nay đơn vị có hệ thống chân rết tại các huyện làm chức năng điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo. Hàng tuần sẽ tổng hợp, thông báo định kỳ cho Chi cục nắm bắt tình hình, từ đó kịp thời triển khai phương án chỉ đạo.

Khi tiến hành sáp nhập trạm các đơn vị sẽ do UBND huyện trực tiếp quản lý, chức năng, nhiệm vụ lúc đó sẽ có sự thay đổi. Do chưa có quy định cụ thể nên trước mắt quá trình phối hợp giữa Chi cục và huyện thông qua Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, công tác tham mưu cho Sở, cho UBND tỉnh vì thế cũng ảnh hưởng theo”.

Sáp nhập, sắp xếp, tinh giản bộ máy ngành nông nghiệp là một chủ trương lớn, mang tính sống còn. Nhiều người trong cuộc khẳng định, để giải quyết hài hòa là chuyện không hề đơn giản, họ không ngần ngại chỉ ra hàng loạt vấn đề nan giải: rồi đây khi thực hiện ai ở lại, ai thuộc diện giảm biên, ai giữ nguyên chức vụ, ai phải làm cấp phó? Không còn là đơn vị trực thuộc, công tác phối hợp sẽ ra sao?...

 

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất