| Hotline: 0983.970.780

Sáp nhập nhà hát không đơn giản

Thứ Hai 14/05/2012 , 10:40 (GMT+7)

Ngày 5/4/2012, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch ban hành quyết định sáp nhập Nhà hát kịch Việt Nam và Nhà hát Tuổi Trẻ thành Nhà hát kịch Quốc Gia. Nhiều tranh cãi đã nổ ra, và đến ngày 8/5, cái quyết định sáp nhập kia đã bị tuyên bố tạm ngừng. Thật kỳ lạ, đối với hai đơn vị sân khấu có bề dày truyền thống mà chuyện sáp nhập và… ngưng sáp nhập cứ vội vã như một trò đùa!

Về sự trớ trêu sáp nhập khiến dư luận băn khoăn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Hồ Anh Tuấn cho rằng: “Chúng ta làm theo đúng quy trình, dân chủ công khai minh bạch và thời điểm phù hợp. Các cơ quan chức năng của Bộ đã tiến hành đúng quy trình, thẩm quyền, nhưng cách làm còn chưa đầy đủ và chưa toàn diện. Lỗi một phần ở Bộ là tin anh Hùng, một phần do các nghệ sĩ cũng không cương quyết đấu tranh...”.

Anh Hùng được nhắn đến ở trên là Đạo diễn – NSND Lê Hùng, người đã kiêm nhiệm giám đốc cả hai Nhà hát Tuổi Trẻ và Nhà hát kịch Việt Nam suốt mấy năm qua vẫn chưa có cách tháo gỡ những bất cập của hai thương hiệu sân khấu này. Bây giờ, sáp nhập hai nhà hát thì vướng mắc chắc chắn nhiều hơn và hoàn toàn không có dấu hiệu khả quan nào cho hy vọng “vực dậy sân khấu phía Bắc” mà Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch mong muốn.

Theo giải thích của những người trình bày đề án sáp nhập hai nhà hát là họ lấy kinh nghiệm từ việc sáp nhập Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Cách mạng trở thành Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Nghe qua có vẻ có lý nhưng nghĩ lại sẽ thấy vô lý. Một hiện vật cộng với một hiện vật vẫn bằng hai hiện vật đặt cạnh nhau. Tuy nhiên, một không gian văn hóa cộng với một không gian văn hóa sẽ chỉ còn một không gian văn hóa thôi. Chuyện sáp nhập nhà hát không thế giống như sáp nhập bảo tàng và càng không thể giống như sáp nhập ngân hàng. Trong đời sống văn hóa, có một khái niệm mà ai cũng e ngại là “hòa tan”. Hai nhà hát có bản sắc riêng, nếu sáp nhập thì đồng nghĩa đánh đổ cả hai bản sắc, và phải bắt đầu xây dựng lại phong cách từ đầu cho nhà hát.

Trong lĩnh vực kinh tế, khi sáp nhập hai doanh nghiệp cũng phải tính toán rất kỹ lưỡng đến giá trị thương hiệu để tránh thiệt hại. Bởi lẽ, giá trị thương hiệu chính là tài sản vô hình mà để có nó phải đầu tư nhiều sức người sức của. Thương hiệu đối với kinh tế đã quan trọng, thương hiệu đối với văn hóa càng quan trọng hơn. Bởi lẽ, đôi khi thương hiệu văn hóa không thể mua được bằng tiền. Nhà hát kịch Việt Nam đã ra đời được 60 năm, Nhà hát Tuổi Trẻ cũng có chỗ đứng 30 năm, mỗi nhà hát gắn với hàng chục vở diễn giàu sức biểu cảm và hàng trăm nghệ sĩ được công chúng yêu mến. Sáp nhập hai nhà hát này đâu phải đơn giản làm một phép cộng về rạp diễn, nhân sự và giấy tờ hành chính.

Dù có vẻ sáo mòn, vẫn phải nhắc lại, quá trình hội nhập đang đặt ra nhiều thách thức cho văn hóa nước ta. Văn hóa cần sự bồi đắp bền bỉ, chứ không thể ồ ạt xã hội hóa. Trên thế giới, các quốc gia phát triển cũng chỉ “tái cấu trúc kinh tế” chứ không ai liều lĩnh “tái cấu trúc văn hóa”!

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở tứ kết

Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Uzbekistan, HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn thừa nhận sự vượt trội của đội bạn so với U23 Việt Nam.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.