| Hotline: 0983.970.780

Sắp phát điên vì bị ba mẹ chồng 'củ hành'

Thứ Sáu 12/03/2021 , 08:40 (GMT+7)

Hai ngày cuối tuần luôn luôn ở đằng ba mẹ chồng, như ô-sin. Cháu sẽ điên, cháu sắp điên đây cô.

Cô kính mến!

Có lần cháu đã viết thư cho cô kể về sự kỳ quái của ba và mẹ chồng mình. Đại khái là hay làm nũng con cái, tiền bạc, xe cộ, sự chăm sóc, khư khư giữ của và không biết cho ai cái gì cả. Nay thì tình trạng của ông bi đát lắm rồi. Ông yếu nhanh, trong khi đó thì bà nhất định không chịu thuê người dù bà cũng không mạnh khỏe gì.

Cô xem, hai ông bà một căn hộ 3 tầng, nguyên tầng 3 trước đây để cho con cái tụ tập về đủ chỗ ăn chỗ ngủ. Nhà hẹp, nên ngày trước ông hay ngủ tầng trên, bà tầng dưới, cho khỏe. Giờ ông không chịu xuống tầng dưới, nói quen cái ổ trên này rồi. Bà cũng không lên nằm chung phòng với ông dù nằm gian ngoài, trên đi-văng cũng được. Mà không là không, trong khi đó, thuê người ông tiếc tiền còn bà thì nói “thuê phụ nữ hả, không bao giờ!”

Còn cục cựa được gì mà ghen cơ chứ. Cháu là dâu, cháu thấy ngán. Tiếng là ba đứa con, cháu ở gần nhưng cả vợ chồng đều đi làm, hai đứa em mỗi đứa một huyện khác nhau, cũng đi làm.

Chúng cháu đã nhất trí góp tiền chia ba, bao nhiêu cũng không tiếc, chia ba cáng đáng. Không ngờ bế tắc nằm ở chỗ chính ba mẹ chồng của cháu.

Mẹ ruột của cháu góa, sống một mình trong thị xã đây, cực kỳ tự lực, cực kỳ văn minh, không để con gái rượu là cháu phải bận tâm hay tốn kém cho bà khoản nào. Chỉ giỗ ba cháu, tết nhất thì biếu mẹ ít tiền thôi.

Riêng ba mẹ chồng là thích hành con, kỳ cục vậy đó cô. Tính chồng cháu ít nói, hiền lành, anh ấy cũng không để tâm lắm những chuyện như thế này. Thì cháu phải lên tiếng với ba với mẹ chồng, để các cháu được quyền thu xếp theo cách sống hiện đại chứ.

Phải có người sớm hôm với ông bà, đi chợ, nấu ăn, cho đỡ con dâu chứ. Sao không nghĩ là cháu quá vất vả rồi, gia đình nhỏ, đi làm công chức, về còn bữa ăn, con cái đưa đón học hành.

Hai ngày cuối tuần luôn luôn ở đằng ba mẹ chồng, như ô-sin. Cháu sẽ điên, cháu sắp điên đây cô.

---------------------

Cháu thân mến!

Cô quan sát nhiều, thấy người mình thiên hình vạn trạng. Thế giới người già của mình cũng mỗi nhà một kiểu. Tựu trung có mấy mô típ thế này: tự lực, (ở một mình hay là vào Nhà dưỡng lão); hoặc ở gần con; hoặc ỷ lại, làm nũng con (như thể hành con)…

Trong khi đó ở Tây, văn hóa trăm năm của họ là người thân với nhau cũng phải giữ khoảng cách rộng, hồi trẻ ai cũng phải tự lập, khi đứng tuổi con cái bay đi khỏi tổ của mình nên ba mẹ thong dong sống bù thời thanh xuân chưa sống đủ, về già thì vẫn ở riêng có đôi, khi đã già hết hoặc côi góa thì Nhà dưỡng lão là sự lựa chọn phổ biến.

Ba mẹ cháu rơi vào típ thứ 3 của người Việt mình – tức là làm nũng con, con chiều nên họ dựa dẫm mà vẫn lớn quyền. Không ai chọn được quê hương thì cũng không ai chọn được ba mẹ. Chúng ta ra đời, cha sinh mẹ dưỡng, quê nhà là cái nôi, đục chịu trong nhờ, vậy thôi. Làm thế nào cải tạo một con người ở tuổi U70 hay U80, thậm chí U90, không thể nào nhé.

Nhưng, như cháu viết, phải thảo luận (có đấu tranh). Chồng ít nói, cháu dâu cả, đảm lược, tháo vát, cháu đã đến lúc dùng cái quyền của người quán xuyến, gánh vác, không ai khác ngoài cháu đâu.

Vì vậy, nói bằng được, nói cho thấu việc phải chấp nhận có người lạ sống cùng với mình trong nhà – tức người giúp việc. Đành rằng thuê được người tốt không dễ, nhưng dù có phải thay người hoài, cũng phải tính đến giải pháp đó. Rồi sẽ có lúc cực bận, cực rối. Ví dụ hai ông bà già cùng đổ bệnh nặng, thì sao?

Ba mẹ già sẽ vô cùng lao đao, nhưng vẫn là giai đoạn. Một khúc bi ai của chính họ và cả con cái. Rồi sẽ qua, quy luật là vậy. Có người đau ốm hàng chục năm nằm một chỗ, con cái hầu, kinh hoàng hết cả. Có người ngã lăn ra, không kịp gì hết.

Vậy nhé cháu, đã đến lúc cha mẹ già rồi đó. Đừng so sánh mẹ ruột mình văn minh khỏe mạnh với ba mẹ chồng rồi gây nên mặc cảm cho họ, chẳng ích chi, chỉ tội nghiệp chồng. Vậy nhé!

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm