| Hotline: 0983.970.780

Sắp phẫu thuật cho người có khối u 90 kg

Thứ Tư 26/10/2011 , 09:05 (GMT+7)

Bệnh nhân Nguyễn Duy Hải (31 tuổi) ở Lâm Đồng có khối u nặng 90 kg ở vùng thắt lưng- mông- đùi chuẩn bị được phẫu thuật.

Sau 4 tháng nghiên cứu và hội chẩn, ngày 25/10, BS.CK II Lê Hoàng Minh – Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM chính thức công bố kế hoạch phẫu thuật cho bệnh nhân Hải. Ca phẫu thuật này còn có sự tham vấn của các chuyên gia nước ngoài (Hoa Kỳ) và các chuyện gia Việt Nam ở các lĩnh vực: Gây mê Hồi sức, Tim mạch, Huyết học, Hô hấp, Ung bướu… đến từ các bệnh viện lớn trên địa bàn TP HCM.

Tháng 7/2011, bệnh nhân nhập Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. Sau 3 lần hội chẩn với các chuyên gia trong và ngoài nước, qua chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị đa bướu sợi thần kinh ngoại biên vùng thắt lưng đùi phải, các bác sĩ quyết định sẽ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân (ảnh).

Bệnh nhân Nguyễn Duy Hải sẽ được chuyển từ Lâm Đồng đến Bệnh viện Ung Bướu 10 ngày trước khi phẫu thuật để làm các xét nghiệm tiền phẫu thuật cần thiết. Dự kiến, ngày 16/11, đoàn chuyên gia Hoa Kỳ sẽ đến Việt Nam; ngày 17/11 tiến hành thăm khám và đến ngày 18/11 sẽ bắt đầu ca phẫu thuật.

Đoàn chuyên gia Hoa Kỳ gồm 5 thành viên, trong đó có PGS. McKay McKinnon, thành viên của Hội Phẫu thuật Thẩm mỹ Hoa Kỳ làm phẫu thuật viên chính. Ông McKinnon cũng là người có kinh nghiệm phẫu thuật cho bệnh nhân có khối u trên 90kg.

Hiện nay, khối bướu của bệnh nhân Hải đã tăng lên gần 90kg, chiều dọc 120 cm, ngang 80 cm và bề dày 20 cm, bướu từ đoạn thắt lưng lan xuống vùng mỏm cụt chân phải và chiếm 3/4 vòng bụng. Ngoài ra, rải rác toàn thân bệnh nhân có nhiều mảng màu cà phê sữa từ 2 - 4 cm và có nhiều bướu nhỏ mềm có kích thước khoảng 1 – 3 cm.

Theo dự đoán, ca phẫu thuật có thể kéo dài từ 10 – 12 giờ, lượng máu có thể mất từ 5 – 7 lít. Khó khăn lớn của ca mổ là khối bướu của bệnh nhân quá lớn lên trong quá trình mổ phải xoay trở nhiều và phải chuyển cả khối bướu nặng nề nên việc giữ ống nội khí quản ổn định và đảm bảo vô trùng là công việc rất khó khăn.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể đối mặt với triệu chứng rối loạn đông máu sau khi được truyền máu với số lượng lớn… Do đó, trong quá trình mổ các bác sĩ sẽ khống chế các mạch máu chính nuôi khối bướu để hạn chế mất máu. Hiện, các bác sĩ đang tích cực chuẩn bị các công tác gây mê hồi sức, hô hấp, tim mạch và các trang thiết bị cần thiết cho ca phẫu thuật.

Khối bướu nặng 90 kg của bệnh nhân Nguyễn Duy Hải là khối bướu nặng nhất mà các bác sĩ bệnh viện từng gặp.

 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm