| Hotline: 0983.970.780

Sắp xếp đổi mới nông lâm trường: Chậm & vướng!

Thứ Tư 18/06/2008 , 08:00 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần vừa có chuyến kiểm tra việc thực hiện đề án sắp xếp đổi mới và phát triển các NLTQD thành cty nông, lâm nghiệp theo NĐ 200/2004/NĐ-CP và NĐ 170/2004 của Chính phủ tại một số tỉnh Tây Nguyên. Qua kiểm tra cho thấy, việc triển khai thực hiện chủ trương rất lớn này của Chính phủ tại Tây Nguyên rất chậm, và phát sinh nhiều vướng mắc...

Tiến độ chậm

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần kiểm tra thực tế việc sử dụng đất ở Cty Cao su Phước Hòa.Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho biết, theo kế hoạch trong tháng 5/2008, các NLT phải tự rà soát, kiểm tra đất đai của mình, sau đó báo cáo UBND tỉnh để tháng 6-7 tỉnh tiến hành kiểm tra vấn đề quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả không, có tranh chấp không và tháng 8-9 Đoàn kiểm tra liên ngành của Trung ương sẽ đi kiểm tra toàn bộ.

Đến nay thời điểm đó đã qua nhưng tại Đắk Nông, ông Vũ Minh Khôi – PGĐ Sở NN-PTNT cho biết, các NLT vẫn đang ở giai đoạn...rà soát. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban đổi mới (Bộ NN-PTNT) đến nay BĐM tỉnh Đắk Nông đã có quyết định chuyển đổi và phê duyệt phương án chuyển đổi các NLT thành 16 Cty nông, lâm nghiệp, giao trả địa phương 84,933 ha trong đó đã giao 22,468 ha. Ngoài ra, thực hiện đề án, số lao động dôi dư của các Cty nông, lâm nghiệp sau khi thực hiện phương án chuyển đổi là 144 người. Ông Trương Quang Hiển – GĐ Sở TN-MT cho biết, hiện mới có 9/16 Cty được cấp CNQSDĐ. Theo các NLT khi chuyển qua loại hình Cty, việc không được cấp “sổ đỏ” sẽ khiến mọi giao dịch với ngân hàng gặp trở ngại.

Bài 10: Rà soát xong, đất rừng vẫn ''treo''
Bài 9: Đất để không, chủ rừng thiếu đói
Tương tự tại Đăklăk, báo cáo với Thứ trưởng, ông Vũ Văn Đông – PGĐ Sở NN-PTNT cho biết, các NLT cũng đang ở giai đoạn…tự rà soát kiểm tra đất đai. Ông Y DHĂM ÊNUÔL – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăklăk đã nghiêm khắc phê bình Sở không chuẩn bị đầy đủ số liệu mà lấy báo cáo những tháng trước rồi chỉnh sửa ngày tháng...

Đáng nói, tình hình tài chính và hiệu quả SXKD của các Cty cà phê đến ngày 31/12/2007 lỗ lũy kế là 90,912 tỷ đồng và các khoản nợ khó đòi là 8,29 tỷ. Ngoài ra, các khoản nợ phải trả của các DN cà phê lên tới 617,3 tỷ đồng trong đó nợ vay ngân hàng 384,609 tỷ. Ông Lê Đức Dục –GĐ Sở TN-MT cho biết, đã tiến hành rà soát được 571.295 ha đất đai đang sử dụng, trong đó có 55.446ha đất nông nghiệp và 504.707ha đất lâm nghiệp, dự kiến sẽ giao 64.353ha cho địa phương. Ngoài ra mới có 5/62 đơn vị được cấp CNQSDĐ.

Theo Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, Gia Lai và Kom Tum là hai tỉnh Tây Nguyên thực hiện khá tốt việc rà soát đất đai tại các NLT. Tuy nhiên vướng mắc lớn nhất của Gia Lai là quỹ đất giữa dân và lâm trường và việc xử lý lao động dôi dư cũng như việc các NLT khi chuyển qua hình thức công ty đang rất khó vay vốn ngân hàng. Còn tại Kom Tum, vướng mắc lớn nhất của tỉnh là kinh phí để đóng mốc.

Nhiều cái vướng!

Thứ trưởng tham quan nhà máy sản xuất cao su.Về vấn đề các NLT sau khi chuyển đổi qua hình thức Cty TNHH 1 thành viên, theo quy định của CP các DN phải có tổng tài sản 30 tỷ. Trong khi đó hiện các NLT chỉ có trụ sở, còn cây cối trên rừng thì chưa có phương thức để tính toán giá trị. Chính vì định mức 30 tỷ rất ít DN đáp ứng được, thậm chí có tỉnh không có DN nào đạt chỉ tiêu này.

Đăk Nông là tỉnh có nhiều nông lâm trường và cũng còn rất nhiều hạn chế về vốn trong khi đó có vốn mới hoạt động được. Thiếu vốn phải vay ngân hàng, mà đi vay cần sổ đỏ thì DN lại không có. Chính cái vòng luẩn quẩn này là chiếc "vòng kim cô" mà các tỉnh đều mắc phải. Ngoài ra, mỗi NLT chỉ có 20-30 người mà quản lý bảo vệ hàng chục ngàn ha rừng thì họ lấy gì để sống ngoài định mức khai thác gỗ hàng năm Bộ NN-PTNT cho phép.

Bà Thái Thị Tú Anh – GĐ LT Đăk Song cho rằng, cái mà nhiều LT đang vướng hiện nay là thiếu vốn và việc xử lý các đối tượng xâm canh không triệt để, bây giờ lại cấp CNQSDĐ cho họ vô hình biến…lâm tặc thành địa tặc!

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần:

Cuối tháng 6 phải hoàn tất việc rà soát để báo cáo tỉnh

Việc các Sở NN-PTNT chậm triển khai rà soát là do không hiểu nội dung của NĐ 170 và 200 của Chính phủ. Về mặt tiến độ có trục trặc, vì vậy tôi đề nghị đến cuối tháng 6 các Sở NN-PTNT phải tổng hợp báo cáo rà soát các NLT. Sở NN-PTNT phối hợp với Sở TN-MT các tỉnh khẩn trương tiến hành. Việc đổi mới là phải có lộ trình, đặc biệt đổi mới NLT là rất khó nhưng không thể không làm. Chúng ta muốn đổi mới phải làm nhiều mới đổi mới được.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phú Yên tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, không để thiếu nước sinh hoạt.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm