| Hotline: 0983.970.780

Sát hại gỗ quý tùy tiện

Thứ Năm 27/06/2013 , 09:47 (GMT+7)

“Về đi! Điện lực họ chặt hết hàng cây giáng hương của chị rồi!”, nhận tin từ một người trong xóm, bà Lê Thị Phượng (SN 1970, ngụ thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, Bình Phước) tức tốc bỏ việc chạy về.

“Về đi! Điện lực họ chặt hết hàng cây giáng hương của chị rồi!”, nhận tin từ một người trong xóm, bà Lê Thị Phượng (SN 1970, ngụ thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, Bình Phước) tức tốc bỏ việc chạy về.

Đến nơi, bà điếng người khi thấy hàng cây giáng hương (gỗ quí thuộc nhóm I) 20 năm tuổi của bà đã bị cắt ngang thân.

Tại hiện trường (số 680/680 DT741, tổ 2, KP.Tân Liên, thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, Bình Phước) toàn bộ 11 cây giáng hương (đường kính thân từ 25-30 cm, cao khoảng 15 m) của bà Phượng trồng sát bờ rào trong vườn nhà đã bị cắt ngang, phần thân còn lại chừng 5 m.

Trong đó, có 2 cây đã bị cắt sát gốc. Nối tiếp hàng cây giáng hương này là 8 cây tràm cũng cùng chung số phận, 2 cây trong số này bị cưa sát gốc. “Nhìn cây gỗ quí bị cắt ngang thân thấy xót lắm, thà cắt sát gốc cho khuất mắt luôn đi, nhìn còn đỡ tức hơn", bà Phượng bức xúc nói.

Tức tốc đến Cty Điện lực Đồng Phú để hỏi cho ra nhẽ, bà Phượng đã bị ông Lê Tấn Sĩ, Phó Giám đốc Cty Điện lực Đồng Phú, người trực tiếp chỉ đạo việc dong cây, “đối xử” không được lịch sự cho lắm khi ông này gắt gỏng, không chịu tiếp và hẹn buổi chiều khiến bà càng thêm bức xúc và làm đơn khiếu nại.

Theo quan sát, chúng tôi thấy hàng cây giáng hương và cây tràm bị cắt ngang thân nằm trong vườn nhà bà Phượng, phía ngoài hàng cây được rào bằng lưới sắt B40. Đối diện hàng cây, bên kia đường (rộng 6 m) là đường dây điện hạ thế cao khoảng 5 m.


Cây bị cắt sát gốc

Điều đáng nói là, song song với con đường này, cách chừng 500 m, có một con đường khác, cũng có đường dây điện hạ thế và có những cây xà cừ khá to, cao, tán xòe ra trùm lên đường điện, nhưng vẫn được để nguyên. Bên kia đường, đối diện với KP.Tân Liên, cũng có đường dây điện nằm sát những cây cao su.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Lê Tấn Sĩ cho biết: Nhằm đề phòng sự cố về điện trong mùa mưa, bão, nhân viên điện lực đã thực hiện dong nhánh cây để tránh tai nạn có thể xảy ra.

Trước khi thực hiện việc dong cây này, chúng tôi đã thành lập đoàn khảo sát xuống hiện trường, sau đó lên kế hoạch chi tiết. Theo đó, chỉ tỉa cành, tạo khoảng trống an toàn cho đường điện chứ chúng tôi không chỉ đạo chặt ngang thân như thế. Nhân viên của chúng tôi đã làm sai.

“Đã đi khảo sát, lên kế hoạch chi tiết, vậy sao các anh không thông báo cho chủ nhà biết?”, tôi hỏi. “Có báo cho người phụ trách đường điện”. Chúng tôi tìm hiểu thì được biết, Cty Điện lực có thông báo, nhưng lại báo cho người không có trách nhiệm là ông… nguyên trưởng ấp, tên Quảng.

Có lẽ, do không phải là người có trách nhiệm nên ông này đã không báo cho bà Phượng mặc dù số điện thoại của chủ nhà được viết bằng sơn trắng khá to trên cánh cửa sắt!

Bức xúc trước việc hàng cây quí trong vườn nhà mình bị đốn hạ, bà Phượng làm đơn yêu cầu Cty Điện lực Đồng Phú bồi thường số tiền 60 triệu đồng cho tổng số cây bị thiệt hại (theo tìm hiểu, gỗ giáng hương có giá từ 45 - 50 tiệu đồng/khối (chỉ tính lõi). Nếu tính cả phần rác (vỏ) thì loại gỗ quí này có giá từ 25- 30 triệu đồng/khối).

Tuy nhiên, phía điện lực (ông Lê Tấn Sĩ) nêu quan điểm rằng đây là số tiền quá lớn (?), điện lực không lo nổi và đề nghị bà Phượng giảm 1 nửa số tiền bồi thường xuống còn 30 triệu, đồng thời cho… khất 1 tháng, khi nào có tiền thì trả!

Trong khi đó, tiếp chúng tôi bằng thái độ khá nhã nhặn, ông Hồ Văn Lâm, Giám đốc Cty Điện lực Đồng Phú thừa nhận để xảy ra sự việc đáng tiếc này là lỗi của điện lực. “Đây là sự cố ngoài ý muốn. Chúng tôi rất lấy làm tiếc và hứa sẽ thỏa thuận, bồi thường thỏa đáng cho bà Phượng”.

“Việc dong cây bảo vệ an toàn đường điện là đúng, tôi không có ý kiến. Nhưng dong cây khác, chặt cây khác. Cây bị cắt ngang thân như thế này không chết cũng như chết, vì thân sẽ bị bọng, không thể dùng được nữa. Tôi yêu cầu bồi thường số tiền 60 triệu là quá nhẹ rồi”, bà Phượng nói.

“Đây là một việc làm thiếu trách nhiệm, gây thiệt hại cho người dân của điện lực. Trước mắt, chúng tôi để hai bên thương lượng với nhau về mức đền bù. Nếu không được bà Phượng có thể khởi kiện Cty Điện lực Đồng Phú ra tòa”, ông Nguyễn Văn Sắc, Trưởng Công an thị trấn Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm