| Hotline: 0983.970.780

Sau 5 ngày đổi giờ học và làm: Quá nhiều xáo trộn!

Thứ Ba 07/02/2012 , 11:49 (GMT+7)

Việc điều chỉnh giờ đã gây khó khăn nhiều nhất cho các cơ sở giáo dục đào tạo đang phải dạy 3 ca/ngày.

Ảnh minh họa
Chiều qua 6/2, Sở GT- VT Hà Nội tổ chức lấy ý kiến lãnh đạo các trường đại học, các quận huyện về thuận lợi, khó khăn sau 5 ngày triển khai việc lùi giờ học, giờ làm.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GT- VT Hà Nội cho biết, ngay từ ngày đầu thực hiện việc đổi giờ, TCty Vận tải Hà Nội tăng thêm khoảng 700 lượt xe buýt/ngày trên 7 tuyến có đông các trường đại học, cao đẳng. Dự kiến đáp ứng được từ 60.000-70.000 người trong giờ khung cao điểm, chủ yếu là HSSV.

Tuy nhiên, ông Hùng thừa nhận, tại một số tuyến đường trọng điểm hệ thống chiếu sáng chưa điều chỉnh phù hợp với thời gian sinh hoạt của nhóm người thuộc diện điều chỉnh giờ, như HSSV, gây ảnh hưởng tới khả năng điều khiển giao thông trong khoảng thời gian buổi sáng từ 5h đến 6h và buổi chiều từ 18h đến 19h. Ngoài ra, buổi chiều vẫn xảy ra ùn tắc tại một số tuyến phố chạy ra các trường tiểu học, trung học cơ sở do bố mẹ chờ đón.

5 ngày chưa đủ để đánh giá hiệu quả của 1 chính sách bởi lúc này nhóm chịu ảnh hưởng nhiều đến việc ùn tắc giao thông là lao động ngoại tỉnh chưa bắt đầu. Song hiện nay việc điều chỉnh giờ đã gây khó khăn nhiều nhất cho các cơ sở giáo dục đào tạo đang phải dạy 3 ca/ngày.

Ông Lê Hữu Sắc, Trường ĐH Kinh doanh công nghệ công nhận việc điều chỉnh giờ cũng khiến nhiều tuyến phố bớt ùn tắc. Thế nhưng với hơn 3 vạn SV, gần 1.000 cán bộ, giảng viên của nhà trường ở tại 10 quận, huyện đang bị ảnh hưởng của việc điều chỉnh giờ này. Hiện cả thầy - trò phải căng đầu tính toán sao cho 3 ca học không bị gần nhau quá. Cũng theo ông Sắc, mặc dù theo quy định kết thúc giờ học buổi chiều sau 19h nhưng nhà trường sẽ phải nghỉ sớm hơn để còn kịp thời gian ca 3 từ 17h30-20h30.

 Còn Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cũng vẫn giữ nguyên thời gian học ca 3 lúc 18h và kết thúc 20h30. Đồng nghĩa với việc ca chiều phải kết thúc lúc 17h30 như lúc chưa điều chỉnh giờ học, giờ làm.

Ông Nguyễn Quốc Hùng cho hay, toàn bộ ý kiến, vướng mắc trên sẽ được tổng hợp để gửi trình UBND thành phố Hà Nội giải quyết.

Xem thêm
Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất