| Hotline: 0983.970.780

Sâu bệnh hại keo: Sâu ăn lá keo tai tượng

Thứ Tư 08/07/2015 , 06:12 (GMT+7)

Xin giới thiệu đặc điểm và biện pháp phòng trừ những loại sâu bệnh hại keo để các địa phương tham khảo, vận dụng.

Những đối tượng gây hại chính và nguy hiểm trên cây keo gồm sâu kèn nhỏ, mối, sâu nâu vạch xám, bệnh phấn trắng hại lá, bệnh thán thư, bệnh đen thân, bệnh bồ hóng, bệnh nấm hồng.

Xin giới thiệu đặc điểm và biện pháp phòng trừ để các địa phương tham khảo, vận dụng.

Có tới 30 loài sâu ăn lá keo tai tượng thuộc 14 họ và 3 bộ côn trùng khác nhau, trong đó bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) có số họ (9/14 họ) và số loài (23/30 loài) nhiều hơn cả.

2 họ có nhiều loài sâu ăn lá là họ Ngài đêm (Noctuidae 6 loài) và họ Sâu kèn (Psychidae 5 loài). Trong số 30 loài sâu ăn lá kể trên có 4 loài đã từng phát dịch ở mức độ khác nhau, nguy hiểm hơn cả là loài sâu nâu, sâu vạch xám rồi đến loài sâu chùa. 

- Sâu hại họ Noctuidae: Có thể đẻ 1.500 - 2.000 trứng, sâu non thành thục có kích thước 45 - 70 mm, màu nâu vàng đến nâu đen, di chuyển như kiểu của sâu đo: Sâu non Anomis fulvida khác sâu non Speiredonia retorta Linnaeus ở chỗ có màu nâu xẫm hơn và có kích thước ngắn hơn; mặt dưới bụng có vệt đen chạy suốt từ ngực đến đốt bụng 10, trong khi loài Speiredoina retorta có các vân đen hình tròn riêng biệt nằm ở giữa đốt; đầu A.fulvida có 2 chấm trắng.

Thân Speiredonia retorta có những vạch xám chạy dọc cơ thể. Sâu non tuổi nhỏ ăn lá non, ở các tuổi sau ăn các lá bánh tẻ và lá già, sâu non thường chọn đầu lá để ăn trước.

Chúng ăn hại từ 18h30 đến sáng sớm hôm sau, khoảng 4h30 sâu non lại bò xuống nằm ở khe nứt của vỏ cây trong khu vực cách mặt đất 1 - 2 m hoặc nằm ẩn dưới lá keo khô trong khu vực quanh gốc cây có bán kính từ 0,5 - 1 m.

Trong số các loại sâu ăn lá thì sâu nâu là loài nguy hiểm hơn cả. Sâu nâu và sâu vạch xám thường cùng phá hại và có những tập tính rất giống nhau. Thời gian phát triển của sâu non sâu nâu thế hệ 1 là 20 - 28 ngày, thế hệ 2 là 7 -10 ngày và thế hệ 4 là 9 - 12 ngày. Sâu non vào nhộng ngay trên mặt đất hoặc dưới lá khô.

- Sâu kèn nhỏ (Acanthopsyche sp) thuộc họ ngài túi Psychidae bộ cánh vẩy Lepidoptera. Con cái trưởng thành dài 13 - 23 mm, mầu vàng nhạt, đầu nhỏ mọc 1 đôi gai, mảnh lưng hơi uốn cong, giữa có đường sọc nâu. Con đực trưởng thành dài 11 - 15 mm, sải cánh rộng 28 - 33 mm, cánh màu nâu xám đến vàng nâu. Con cái đẻ từ 100 - 270 trứng hình bầu dục dài 0,6 mm, rộng 0,4 mm, màu trắng xám.

Sâu non tuổi lớn có đầu bụng mầu nâu xám, trên thân rải rác có chấm đen. Sâu nằm trong túi. Túi (kèn) màu trắng xám. Nhộng màu nâu sẫm hình ống hơi thoi, con cái dài 13 - 20 mm, con đực 11 - 13 mm.

- Tập tính sinh sống và gây hại: Sâu kèn thường gây hại nặng trên các cây keo tai tượng, quế và những cây lâm nghiệp khác... ở các lứa tuổi khác nhau. Sâu kèn gây hại làm lá bị những đốm khô và thủng, mất khả năng quang hợp, cây trở nên còi cọc.

Sâu non tuổi 1 đến tuổi 3 chỉ ăn lớp biểu bì của lá, các tuổi sau ăn lá thành các lỗ hoặc ăn hết lá chỉ để lại gân lá. Nơi có mật độ cao (hàng nghìn con trên cây), chúng làm keo bị trụi lá nếu không phòng trừ kịp thời sẽ làm cho cây chết.

Mỗi năm có 1 lứa sâu kèn qua đông sau khi gây hại rồi hóa nhộng hàng loạt vào tháng 10 - 11, từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 3 chúng vũ hóa và đẻ trứng, sâu non nở rộ phát sinh đồng loạt vào giữa tháng 3 đầu tháng 4, gây hại nặng vào các tháng 4 đến tháng 9.

- Công tác quản lý sâu ăn lá keo tai tượng: Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý là làm tốt công tác điều tra theo dõi sâu hại để kịp thời đưa ra quyết định phù hợp. Do sâu nâu, sâu vạch xám có đặc điểm là ban ngày thường tập trung ở gốc cây và thân cây nên cần chú ý điều tra gốc cây và thân cây kết hợp với quan sát tán để tìm sâu kén.

Thời gian cần chú ý từ tháng 5 đến tháng 11. Rừng có tuổi 4 - 7 năm, nằm ở khu vực có độ cao dưới 200 m và rừng thành thục khai thác cần được chọn để đặt điểm điều tra, cứ khoảng 20 - 30 ha chọn 1 điểm và tiến hành điều tra mỗi điểm 5 - 10 cây.

Khi thấy mật độ sâu họ Noctuidae 5 sâu non/cây, mật độ túi kèn 20 túi/cây cần tiến hành ngay các biện pháp bắt giết. Cần làm tốt công tác chăm sóc rừng và bảo vệ các loài thiên địch. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tác dụng vị độc, tiếp xúc. Một số loại thuốc đã được sử dụng có hiệu quả là Sumithion 50EC hoặc Ofatox, KARATE 2,5EC, Trebon.

Sử dụng vòng dính, vòng độc để ngăn chặn sâu nâu và sâu vạch xám trong quá trình di chuyển qua lại giữa gốc và tán cây, nhất là các khu vực không thể sử dụng thuốc trừ sâu.

Do sâu nằm trong kèn (túi) nên rất khó phòng trừ, khi phát hiện nơi bắt đầu có dịch, cần tổ chức điều tra khoanh vùng để xác định đúng ổ dịch và mật độ sâu trên cây cũng như xác định đúng tuổi sâu gây hại để định hướng chỉ đạo phòng trừ bằng các biện pháp: Hái kèn (túi) bằng tay với những nơi có mật độ thấp; phun thuốc hóa học có độ độc thấp (chỉ dùng khi phát dịch sâu non ở độ tuổi 3, nơi có mật độ rất cao).

Nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu vi sinh Bt, nấm Boverit, nấm Mat... phun phòng trừ ngay từ đầu để bổ sung vào rừng keo tự nhiên những nguồn vi sinh hữu ích. (Còn nữa)

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm