| Hotline: 0983.970.780

Sau cua biển tới khoai lang?

Thứ Tư 16/05/2012 , 09:38 (GMT+7)

Sau khi có thông tin thương lái Trung Quốc quỵt nợ tiền mua cua biển ở Cà Mau thì các nhà cung ứng khoai lang ở huyện Bình Tân, Vĩnh Long cũng nóng ruột.

Giá khoai xuống thấp, thương nhân Trung Quốc ăn hàng ít

Sau khi có thông tin thương lái Trung Quốc quỵt nợ tiền mua cua biển ở Cà Mau thì các nhà cung ứng khoai lang ở huyện Bình Tân, Vĩnh Long cũng nóng ruột.

>> Nông dân ''ôm nợ'' cả nghìn tỷ đồng!

Hiện tại, đã có vài nhà buôn Trung Quốc âm thầm về nước nhưng chưa thanh toán tiền mua khoai số tiền lên đến bạc tỷ.

Một lái buôn khoai ở xã Tân Thành, huyện Bình Tân, Vĩnh Long cho biết: Đã 5 năm cung ứng khoai cho cánh thương lái Trung Quốc tại các vựa thuộc xã Thuận An, huyện Bình Minh – Vĩnh Long, do quen mặt nên thường làm ăn bằng chữ tín mà không cần bất cứ thủ tục gì, cánh lái địa phương cũng sẵn sàng giao hàng gối đầu. Mới đây, tôi vừa được ông đối tác này quyết toán một đợt nợ hơn 1 tỷ đồng. Nhưng đợt giao hàng từ đầu tháng tư tới nay với tổng giá hơn 1 tỷ đồng chưa thanh toán thì đối tác này đã về nước. Chuyện làm ăn với nhau, chưa biết kết cục ra sao, nhưng thấy mấy ông đại lý cua ở Cà Mau bị lái buôn Trung Quốc quỵt nợ tôi cũng lo.

Ông Phạm Anh Tuấn cùng ở huyện Bình Tân (Vĩnh Long) cũng đang bị một đối tác Trung Quốc khác “chậm trả” 700 triệu đồng từ ba tháng nay. Ông Tuấn nói: Làm ăn với mấy ông thương nhân Trung Quốc hồi hộp lắm, nhưng cảm thấy có lời thì làm.

Qua tìm hiểu của NNVN, từ khoảng 10 trong tổng số 50 thương lái khoai lang ở Bình Tân, tổng số nợ các đối tác Trung Quốc chưa thanh toán có thể lên tới 5 - 6 tỷ đồng. Ông Phạm Hữu Đức, Chủ tịch UBND xã Thuận An, Bình Minh, Vĩnh Long thừa nhận: Đã có 13 nhà vựa tại địa phương này đăng ký hoạt động bằng pháp nhân của chủ vựa người địa phương, nhưng mỗi vựa có ít nhất một nhà buôn người Trung Quốc trực tiếp giao dịch thông qua người phiên dịch. Ông Đức cho biết thêm: Địa phương chỉ có thể quản lý cư trú của các thương nhân này bằng hộ chiếu du lịch, mà không thể quản lý hết các hoạt động giao dịch thương mại của họ, bởi đây là hình thức xuất khẩu tiểu ngạch.

Xem thêm
Bà Nguyễn Huyền Anh làm Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh

QUẢNG NINH Ngày 16/4, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trữ nước sông Hà Thanh, cấp nguồn vùng Nam Phù Mỹ

Với 164 hồ chứa và 31 đập chính trên sông, hệ thống thủy lợi của Bình Định đã khá hoàn chỉnh, nhưng vẫn còn những ‘lỗ hổng’ mà tỉnh này đang nỗ lực lấp đầy…