| Hotline: 0983.970.780

Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Thứ Ba 07/02/2012 , 12:57 (GMT+7)

Hỏi: Vào giai đoạn đẻ nhánh làm đòng, lúa ở vùng chúng tôi thường bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại rất nhiều, nhất là trên một số giống cho năng suất cao, phẩm chất gạo ngon để xuất khẩu. Xin được hướng dẫn cách thức phòng trừ sao cho có hiệu quả nhất?

Huỳnh Văn Bé Ba và một số bà con ở Thoại Sơn (An Giang)

Trả lời: Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis) là một loài dịch hại quan trọng trên cây lúa ở nước ta. Sau khi nở sâu non nhả tơ cuốn dọc hai mép lá lúa lại tạo thành cái bao, rồi nằm bên trong ăn chất xanh của lá, chỉ để lại màng trắng bên ngoài. Làm giảm khả năng quang hợp của cây lúa, nếu nặng có thể gây thất thu nghiêm trọng.

Trong một ruộng lúa, sâu cuốn lá thường có hai đợt chính:

Đợi thứ nhất thường vào lúc lúa đẻ nhánh rộ. Đợt này tỷ lệ lá bị hại có thể sẽ cao, nhưng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây lúa không nhiều lắm, vì khi bị tổn hại cây lúa sẽ nhanh chóng ra lá mới, dảnh mới để bù đắp những gì đã mất. Mặc dù vậy, nhưng nếu ruộng có trên 20 bao lá (trong tổng số 100 lá lấy mẫu để kiểm tra) có sâu còn sống nằm bên trong thì phải xịt thuốc để bảo vệ lúa.

Đợt sâu thứ hai thường trùng vào lúc cây lúa làm đòng, trổ bông. Đợt này sâu tấn công trực tiếp vào lá đòng, nên sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa. Nếu kiểm tra ngẫu nhiên 100 lá mà thấy có 5 lá bị cuốn có sâu còn sống nằm bên trong thì phải xịt thuốc để diệt trừ.

Khi lúa đang ở hai giai đoạn trên đây, nếu điều kiện thời tiết có mưa nắng xen kẽ, sâu cuốn lá dễ phát sinh, phát triển và gây hại mạnh.

Để hạn chế tác hại của sâu, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp. Sau đây là một số biện pháp chính:

-Không nên gieo sạ quá dầy, chỉ nên gieo sạ khoảng 100- 120 kg giống cho một ha là vừa (nếu dùng máy sạ hàng lượng giống chỉ cần khoảng 70- 80 kg)

-Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali. Nếu đã có kinh nghiệm thì các bạn có thể “nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây” để bón. Nếu không, nên bón theo bảng so màu lá lúa. Điều khiển phân bón sao cho cây lúa cứng cáp, không quá xanh tốt, dễ dẫn dụ con trưởng thành của sâu đến đẻ trứng tạo sâu non gây hại.

-Làm cỏ, tỉa dặm lúa kịp thời để ruộng lúa sạch cỏ dại, thông thoáng, cây lúa khoẻ mạnh. Nếu bị sâu gây hại, cây lúa sẽ tự đền bù nhanh hơn.

-Không nên sử dụng thuốc trừ sâu phổ rộng ở đầu vụ nếu thấy chưa thật cần thiết, để bảo vệ quần thể thiên địch tự nhiên của sâu trên ruộng lúa.

-Khi đã áp dụng nhiều biện pháp mà tỷ lệ sâu vẫn ở trên mức cho phép (như đã nói ở phần trên) thì các bạn có thể phun thuốc để diệt trừ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ, tuy nhiên để hạn chế tính kháng thuốc của sâu, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của thuốc đối với môi trường; đặc biệt đối với những côn trùng có ích trên ruộng lúa, các bạn nên sử dụng những loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học như Comda gold 5WG.

Comda gold 5WG, có khả năng thấm sâu qua tế bào biểu bì của lá, là thuốc có tác động vị độc và tiếp xúc, hiệu lực phòng trừ mạnh. Trên cây lúa, ngoài sâu cuốn lá nhỏ, thuốc còn diệt được cả rầy nâu. Đây là đối tượng cũng thường có mặt trên ruộng lúa cùng lúc với sâu cuốn lá, vì thế khi các bạn sử dụng thuốc để trừ sâu cuốn lá thì đồng thời cũng đã góp phần hạn chế mật số của rầy nâu trong ruộng lúa.

Liều lượng lượng sử dụng từ 80- 100 gram thuốc/ha, vậy các bạn có thể sử dụng 1/3 gói thuốc (loại 10 gram/gói) pha trong một bình xịt loại 16 lít, pha xong xịt 2,5- 3 bình/1.000 m2 (xịt khi sâu còn nhỏ tuổi).

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm