| Hotline: 0983.970.780

Sâu keo mùa thu lan rộng ở Tuyên Quang

Thứ Ba 31/03/2020 , 09:49 (GMT+7)

Toàn tỉnh Tuyên Quang đang có 92,3 ha ngô bị sâu keo mùa thu phá hoại. Nhiều diện tích có mật độ lên tới 5-8 con/m2.

Cán bộ Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tuyên Quang kiểm tra những diện tích bị sâu keo phá hoại. Ảnh: Đào Thanh.

Cán bộ Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tuyên Quang kiểm tra những diện tích bị sâu keo phá hoại. Ảnh: Đào Thanh.

Phòng trừ sâu keo mùa thu gây hại, ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang khuyến cáo người nông dân cần làm sạch cỏ dại xung quanh vườn ngô để hạn chế nơi trú ẩn của sâu. Người dân cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc "4 đúng", phun thuốc vào chiều mát, hoặc sáng sớm. Những hoạt chất đạt hiệu quả phòng trừ tốt nhất để xử lý sâu keo mùa thu như sau: Bacillus, Indoxacap, Lufenuron, Emamectinbenzoate, pinetoram...

Vụ xuân năm nay, Tuyên Quang trồng 8.336 ha ngô, đạt 103% kế hoạch. Những ngày gần đây, do thời tiết mưa nắng thất thường nên nhiều diện tích đã bị sâu keo mùa thu phá hoại.

Các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa là những địa phương bị có diện tích bị sâu keo phá hoại mật độ lớn.

Ông Trần Hải Tuyên, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tuyên Quang cho biết, trước tình hình sâu keo mùa thu có chiều hướng lan rộng, chi cục đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn bám sát cơ sở, phối hợp với các huyện, thành phố điều tra, rà soát diện tích; tìm hiểu sự phân bố mật độ, tỷ lệ cây bị hại; theo dõi chặt chẽ tình hình phát sinh gây hại của sâu keo mùa thu trên ngô và các cây trồng khác.

Điểm khó nhất của loài sâu mới này là đẻ trứng không theo một chu kỳ cố định.

Các loài sâu bình thường, nông dân định kỳ phun thuốc để diệt trứng sâu là diệt được.

Nhưng với loài sâu keo mùa thu, chúng đẻ trứng gối lứa liên tục, có khi vừa phun thuốc phòng trừ hôm trước, hôm sau thăm đồng đã thấy trứng sâu mới.

Sâu có tốc độ phá hoại mạnh nhất là sau khi trứng nở khoảng 10 ngày và thường chui vào nõn ngô cắn phá nên nếu phun thuốc không đúng cách, đúng thời điểm thì rất khó tiêu diệt.

Cùng với việc phun thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc

Cùng với việc phun thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc "4 đúng" ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang cũng khuyến cáo người dân áp dụng biện pháp làm bẫy dính màu vàng có Pheromone giới tính. Ảnh: Đào Thanh.

Huyện Sơn Dương có khoảng 20 ha ngô bị sâu keo mùa thu hại, với mật độ trung bình từ 3 đến 5 con/m2.

Phòng NN-PTNT huyện đã hướng dẫn người dân cách nhận biết, xác định thời điểm phòng chống phù hợp, hiệu quả đối với sâu keo mùa thu để nông dân chủ động thực hiện.

Phòng cũng khuyến cáo người dân sử dụng các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn như: V.K 16WP, 32WP; Vi-BT 16000WP, 32000WP ; Comazol 16000 IU/mg WP; Delfin WG 32 BIU...

Chị Đào Thị Yến, thôn Thanh Sơn, xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương cho biết, vụ xuân năm nay gia đình chị trồng 2 sào ngô.

Đến nay, một số diện tích bị sâu keo mùa thu phá hoại. Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, chị sử dụng tro bếp hoặc nước xà phòng loãng đổ vào nõn ngô diệt sâu non.

Ngoài ra, chị cũng sử dụng chế phẩm nấm xanh, nấm trắng, vi khuẩn Bt, virus NPV để phun trừ khi sâu tuổi nhỏ. Sau 1 thời gian áp dụng các biện pháp phòng trừ, đến nay diện tích ngô bị sâu keo mùa thu hại của gia đình bà đã giảm.

Tập trung xử lý sâu keo mùa thu, trong tháng 2/2020, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp sâu keo mùa thu gây hại cây ngô đông tại xã Thái Long, thành phố Tuyên Quang với diện tích 1 ha.

Mô hình được áp dụng các biện pháp như: Làm đất, phơi khô để ấu trùng, nhộng trong đất chết hoặc dễ dàng bị thiên địch tiêu diệt; nhân thả ong mắt đỏ, các loài bắt mồi ăn thịt như bọ đuôi kìm để kiểm soát sâu non mới nở, sâu tuổi nhỏ; sử dụng bẫy dính màu vàng có Pheromone giới tính, bả chua ngọt hoặc bẫy đèn để diệt sâu trưởng thành…

Sau gần 2 tháng triển khai, so với những xứ đồng cùng trà, diện tích triển khai trong mô hình ít bị sâu keo phá hoại. Cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt. Nếu các biện pháp trong mô hình được thực hiện thành công, tỉnh sẽ áp dụng rộng rãi trong vụ hè thu tới.

Xem thêm
Người dân Vĩnh Phúc viết đơn xin dừng chăn nuôi trong khu dân cư

Tính đến cuối năm 2024 đã có 332 hộ chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc làm đơn đề nghị hỗ trợ dừng chăn nuôi ở khu vực không được phép chăn nuôi.

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.