| Hotline: 0983.970.780

Sau loạt bài 'Bất cập ở xứ Thanh': Kiểm tra, báo cáo Chủ tịch tỉnh

Thứ Ba 11/08/2015 , 07:46 (GMT+7)

Sau khi báo nêu, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan kiểm tra, rà soát số liệu cụ thể và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về các con số báo cáo./ Nai lưng trả nợ

Cuối tháng 7/2015, Báo NNVN đăng tải loạt bài “Bất cập ở xứ Thanh”, phản ánh về tình trạng một số xã xây dựng NTM vì chạy đua thành tích đã trích ngân sách hỗ trợ người dân tham gia BHYT và để nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) lớn, ảnh hưởng đến tính bền vững của các tiêu chí. Sau khi báo nêu, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan kiểm tra, rà soát số liệu cụ thể và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về các con số báo cáo.

Tính đến hết năm 2014, toàn tỉnh đã có 45 xã đạt chuẩn NTM, 6 tháng đầu năm 2015 đoàn thẩm định của tỉnh đã hoàn tất công tác thẩm định cho 6 xã, gồm: Quảng Bình (huyện Quảng Xương); Yên Thọ (huyện Như Thanh); Xuân Trường, Xuân Minh (huyện Thọ Xuân); Thiệu Hợp, Thiệu Đô (huyện Thiệu Hóa).

Ngoài ra, có 3 xã đang được thẩm định là: Vân Sơn (huyện Triệu Sơn); Hoằng Phúc (huyện Hoằng Hóa) và Định Tăng (huyện Yên Định). Nhóm các xã được thẩm định lần này được đánh giá có tính bền vững cao, trong đó một số xã chủ động giải bài toán “tắc” tỷ lệ người dân tham gia BHYT như Xuân Trường, Xuân Minh, huyện Thọ Xuân (đều đạt trên 75%). Bình quân toàn tỉnh đạt 12,02 tiêu chí/xã và có 36 thôn, bản, trong đó, có 4 thôn, bản khu vực miền núi đặc biệt khó khăn được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận đạt chuẩn NTM.

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 32 xã; mỗi huyện miền núi có từ 3-5 thôn, bản đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo: “Xây dựng NTM là chương trình trọng tâm hằng năm nhưng mục tiêu đặt ra là để phấn đấu, tỉnh không khuyến khích các xã làm bằng mọi giá”.

“Mặc dù thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Trung ương nhưng chúng tôi thấy thủ tục kiểm tra, thẩm định xã đạt chuẩn NTM hiện nay quá nhiều. Thanh Hóa đang xây dựng phương án là xã báo cáo, huyện kiểm tra, thẩm định và chịu trách nhiệm trước Trưởng BCĐ của tỉnh chứ không để các ngành của tỉnh xuống tận xã nữa. Quá nhiều người xuống thì xã không còn thời gian đâu mà làm việc nữa. Tất nhiên, sở, ngành xuống được thì cũng tốt thôi nhưng xuống chỉ để nghe vài cái báo cáo thì cũng không giải quyết được vấn đề gì”, ông Nguyễn Đức Quyền thông tin thêm.

Do đó, vấn đề mà Báo NNVN phản ánh về tình trạng một số xã trích ngân sách hỗ trợ người dân mua BHYT và để nợ đọng XDCB lớn tỉnh rất ghi nhận và đã yêu cầu Sở NN-PTNT phối hợp Sở Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư kiểm tra, báo cáo, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về số liệu báo cáo.

“Nợ XDCB thực tế đúng là có. Tuy nhiên, bảo nợ trên dưới 20 tỷ thì tôi tin là không có, bởi các xã không dám liều lĩnh đến mức tiền không có mà làm, thứ hai nhà thầu cũng chẳng ai dại gì thấy xã không có tiền thanh toán đi bỏ tiền túi ra làm. Thứ 3 trong quy định xây dựng hiện nay thì phải có nguồn vốn rồi mới khởi công”, ông Quyền nói.

Đối với vấn đề xã sử dụng ngân sách kích cầu mua BHYT, ông Quyền cho hay: “Không ai báo cáo xã hỗ trợ tiền cho dân mua BHYT nên tỉnh không nắm được nhưng nếu điều tra phát hiện có vấn đề này thì phải uốn nắn”.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Quyền, sắp tới, UBND tỉnh sẽ tổ chức hội nghị toàn tỉnh bàn giải pháp khắc phục những vấn đề trên, nhất là rà soát xem các xã nợ XDCB đến mức độ nào để có phương án xử lý.

Trả lời câu hỏi của PV về việc xử lý nợ đọng XDCB ở các xã, ông Quyền cho biết, tỉnh đã giao toàn quyền cho huyện, cân đối xem xã nào cần kéo dài chính sách hỗ trợ cấp quyền sử dụng đất để trả nợ thì huyện đó tự quyết định.

Còn ông Trần Đức Năng, Phó chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh nói: “Sau khi Báo NNVN đăng tải loạt bài “Bất cập ở xứ Thanh”, chúng tôi đã họp nội bộ Văn phòng để rút kinh nghiệm, bởi đây là cơ quan tham mưu nên cũng có một phần trách nhiệm trong đó. Chúng tôi đang tập trung rà soát lại tính bền vững ở các xã đã đạt chuẩn để đề nghị tỉnh có giải pháp chấn chỉnh, yêu cầu các xã sau rút kinh nghiệm tránh tình trạng nợ như các xã đã hoàn thành”.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm