| Hotline: 0983.970.780

Lời kể nạn nhân sập hầm:

“Sau ngày đầu có hoảng loạn, chúng tôi dần lập quy chế, chia ca ngủ”

Thứ Sáu 19/12/2014 , 22:19 (GMT+7)

"Thú thật, ngày đầu tiên, cũng có một số anh em hoảng loạn. Nhưng ngay sau khi được tiếp đường ống thở và thực phẩm vào tối ngày đầu tiên, tinh thần anh em ổn dần", nạn nhân cao tuổi nhất là Phan Xuân Đăng nhớ lại.

9h30 đêm 19/12, chúng tôi có mặt tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng với niềm tin rằng sức khỏe các nạn nhân đều ổn.

Bác sỹ Nguyễn Bá Hy - GĐ Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng - cho biết: “Hiện chúng tôi đang dùng quạt và một số thiết bị đặc biệt để chăm sóc các bệnh nhân. Nhìn chung, cho đến lúc này, sức khỏe của hầu hết các bệnh nhân trong vụ sập hầm thủy điện 4 ngày qua đang nằm điều trị tại bệnh viện đều ổn. Riêng nạn nhân nữ duy nhất là Đặng Thị Hồng Ngọc (26 tuổi) có dấu hiệu hơi yếu. Bởi vậy, các BS của Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng và Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM sẽ có chế độ chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân này. Hy vọng không có gì nghiêm trọng xảy ra”.


Con gà cuối cùng định nấu cháo cho các nạn nhân mắc kẹt trong hầm nhưng... không kịp.

Thăm hỏi bệnh nhân Phan Xuân Đăng (SN 1964), nạn nhân cao tuổi nhất trong số 12 nạn nhân mắc kẹt trong hầm, ông kể: “Trong hầm những ngày bị mắc kẹt, ban đầu chúng tôi động viên nhau phải giữ vững tinh thần, giữ sức khỏe để chờ ứng cứu.

Thú thật, ngày đầu tiên, cũng có một số anh em hoảng loạn. Nhưng ngay sau khi được tiếp đường ống thở và thực phẩm vào tối ngày đầu tiên, tinh thần anh em ổn dần.

Suốt từ đó đến chiều nay, khi được giải cứu, chúng tôi vừa động viên nhau nhưng cũng đồng thời đưa ra “quy chế” để giữ vững tinh thần, có kỷ luật nhằm giữ mạng sống, chờ lực lượng cứu hộ ở bên ngoài giải cứu.

Ví dụ, trong chuyện ngủ nghỉ, chúng tôi phân công nhau thành vài ca, mỗi ca bốn - năm người ngủ, những người còn lại phải thức để nghe ngóng thông tin từ bên ngoài truyền vào.

Mừng lắm, bên ngoài, chúng tôi nghe được cả tiếng ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải. Rồi sau đó là bức thư động viên của ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên, chúng tôi rất an tâm”.

Ngay sau khi nhìn thấy chồng mình được dìu ra khỏi hầm, chị Hoa - vợ của nạn nhân Việt - đã ào đến ôm chồng. Nhiều người đến “phỏng vấn”, chị chỉ cười với hai dòng nước mắt lăn tràn như chưa bao giờ được khóc và gật và lắc chứ không nói thành lời.


Vợ chồng Việt - Hoa chăm sóc nhau trên giường bệnh.

Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng chiều tối 19/12, chị lại tiếp tục cười với hai hàng nước mắt và gật và lắc khi chúng tôi hỏi chuyện.

Phó GĐ Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng khẳng định: “Sức khỏe của toàn bộ 12 bệnh nhân không có gì đáng lo ngại”.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm