| Hotline: 0983.970.780

Sau quyết định đóng cửa lò mổ lớn nhất Hà Nội: Chủ lò ngoan cố

Thứ Hai 06/12/2010 , 09:24 (GMT+7)

25/26 chủ lò bất hợp tác trong việc chuyển đến cơ sở mới và ngày ngày đệ đơn xin gia hạn. Còn các cơ quan ban ngành túc trực, bám địa bàn, kiểm tra 24/24 đề phòng các lò mổ chui...mọc ra.

25/26 chủ lò bất hợp tác trong việc chuyển đến cơ sở mới và ngày ngày đệ đơn xin gia hạn. Còn các cơ quan ban ngành túc trực, bám địa bàn, kiểm tra 24/24 đề phòng các lò mổ chui...mọc ra. 

Chủ lò chống chủ trương

Sau khi quyết định đóng cửa lò mổ Thịnh Liệt được thực thi vào chiều ngày 30/11, PV NNVN liên tục có mặt hàng đêm ở đây để theo dõi tình hình. Vào những giờ cao điểm giết mổ trước đây lò mổ Thịnh Liệt như một công trường thì bây giờ cửa đóng then cài. Chỉ có các lực lượng thuộc tổ liên ngành ngồi túc trực ở hai địa điểm là cổng lò mổ và chốt chặn trên con đường chạy ra chợ Văn Điển. Thỉnh thoảng các đầu mối mua lợn vẫn rú xe đến hỏi hàng nhưng từ chiều ngày 30, tất cả các chủ lò bị trục xuất ra khỏi lò mổ, chở lợn chạy long rong vì chưa tìm được địa điểm giết mổ mới.

Mặc dù trước khi có “chiếu xóa sổ” lò mổ thủ công lớn nhất thủ đô, UBND TP Hà Nội và Sở Công thương đã bố trí điểm “tái định cư” cho các chủ lò mổ tại điểm giết mổ tập trung của Công ty TNHH Minh Hiền (Cụm công nghiệp Bích Hòa, huyện Thanh Oai) nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ mới có duy nhất một chủ lò chấp nhận vào hoạt động tại địa điểm mới.

“Địa điểm lò mổ mới cách xa nội thành nên giá thành vận chuyển đã  gấp 4-5 lần rồi. Ở nơi cũ chỉ 20 ngàn mỗi lần vận chuyển thì vào đấy đội lên gần cả trăm ngàn. Dù lò mổ mới sạch sẽ hơn nhưng diện tích chật chội hơn, tiền thuê mặt bằng 12 triệu/tháng, cao gấp 3 lần lò mổ cũ. Tính ra một con lợn đem vào giết mổ tại địa điểm mới hầu như không có lãi. Đó là chưa kể trong một cuộc họp mới đây, Chủ tịch xã Bích Hòa cũng khăng khăng không chịu chấp nhận cho lò mổ tập trung đóng trên địa bàn. Bao nhiêu khó khăn như thế nếu chấp nhận vào đó chúng tôi chỉ có nước vỡ nợ”- ông Sơn, một trong 25 chủ lò “kháng chỉ” bức xúc.

Lò nhà ông Sơn bình quân mỗi ngày mổ gần 50 con lợn. Hầu hết lợn mua nợ và theo hợp đồng, giờ không có địa điểm để mổ, nợ mới đè nợ cũ nhưng nhất quyết không vào địa điểm giết mổ mới. Ông Sơn cũng khẳng định rằng mới chỉ có một vài chủ lò tản mát đi các điểm giết mổ thủ công nhỏ lẻ chịu ép giá để giải quyết số lợn cũ. Còn lại phần lớn thà chấp nhận cảnh bơ vơ chứ nhất quyết không vào lò mổ tập trung. Nhiều người cho rằng đang có một quy định ngầm giữa các chủ lò là nhất quyết không vào địa điểm mới để tạo áp lực lên chính quyền mở cửa trở lại lò mổ Thịnh Liệt.

Cần tiến hành đồng bộ

+ Ông Nguyễn Xuân Vui: Trong khoảng thời gian đầu đóng cửa lò mổ, để ngăn chặn việc các chủ hộ ở Thịnh Liệt có thể mổ chui tại ngoại thành, gây ô nhiễm môi trường, Chi cục Thú y đã yêu cầu các Trạm Thú y huyện ngoại thành kiểm tra, rà soát lại các điểm, cơ sở giết mổ, đặc biệt là những điểm, cơ sở giết mổ mới phát sinh trên địa bàn các huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm... nhưng thực sự vẫn chưa kiểm soát nổi”..

+ Lò mổ tại phường Thịnh Liệt do HTX Đồng Thịnh quản lý 26 hộ tham gia giết mổ lợn. Từ năm 2008 đến nay chỉ ký hợp đồng từng tháng. 17 giờ ngày 30/11 quyết định đóng cửa lò mổ được thực thi, hiện đang có những dư luận trái chiều xung quanh việc đóng cửa vĩnh viễn hay mở lại cho các chủ lò thêm một thời gian.

Bên cạnh lý do địa điểm mới không bằng nơi cũ, nếu vào giết mổ sẽ vỡ nợ, các chủ lò mổ ở Thịnh Liệt còn dẫn lý do việc đóng cửa lò mổ này trong khi để khoảng 4.000 lò mổ thủ công, nhỏ lẻ khác ở các huyện ngoại thành Hà Nội vẫn tự do hoạt động là bất công

Ông Ngô Anh Quỳnh, người “phá lệ” của các chủ lò chấp nhận vào địa điểm giết mổ mới giải thích việc chấp nhận vào là do muốn duy trì mối hàng từ trước đến nay. Còn nếu vẫn để các lò mổ nhỏ, lẻ tồn tại thì rõ ràng không có lợi cho các chủ lò hoạt động trong Cty TNHH Minh Hiền về mặt cạnh tranh. Giá thành của những chủ lò bị bật bãi từ Thịnh Liệt sẽ đội lên vì tiền vận chuyển và giá thuê mặt bằng quá cao. Cho dù TP Hà Nội ban hành chính sách hỗ trợ mỗi chủ giết mổ 10 triệu đồng/tháng trong 6 tháng thì hết thời gian ấy các chủ lò vẫn vỡ nợ như thường.

Để giải mã rõ hơn tình trạng “đình công” của các chủ lò mổ Thịnh Liệt, NNVN đã tiếp xúc với ông Nguyễn Xuân Vui, Chi cục phó, Chi cục Thú y TP Hà Nội. Theo ông Vui, chủ trương đóng cửa lò mổ Thịnh Liệt là cần thiết, phải làm. Tuy nhiên quá trình tiền hành chưa được đồng bộ lắm. Đáng lý ra phải hoàn thiện hệ thống giết mổ tập trung rồi mới đóng cửa các lò mổ thủ công nhưng đằng này chúng ta tiến hành làm khi hệ thống giết mổ tập trung chưa hoàn tất. Do vậy, việc cần thiết là phải xây dựng nhiều hơn những điểm giết mổ như cơ sở Minh Hiền và bố trí hợp lí để việc tập kết, giết mổ được thuận lợi.

"Việc đóng cửa các lò mổ thủ công cần có sự ra tay đồng loạt và đúng lộ trình chứ cứ đóng chỗ này, bỏ chỗ kia thì rất khó kiểm soát nổi, mà thực trạng ô nhiễm lại càng tăng hơn" -ông Vui nói.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm