| Hotline: 0983.970.780

Sau vụ cháy chợ Hải Hà (Quảng Ninh): Gần 600 tiểu thương không muốn chuyển chợ

Thứ Sáu 11/07/2014 , 09:28 (GMT+7)

Họ cho rằng giá thuê ki-ốt ở chợ mới quá cao, vị trí kinh doanh không thuận lợi. Và trên hết, người dân không được bàn bạc, lấy ý kiến về khu chợ mới này.

Sau vụ cháy chợ Hải Hà, thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) vào cuối năm 2013, chính quyền đã cho xây dựng một khu chợ mới. Tuy nhiên, nghịch lý xảy ra khi gần 600 tiểu thương không chịu di chuyển đến khu chợ này.

Suốt từ đó đến nay, các tiểu thương đã nhiều lần làm đơn khiếu kiện gửi các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương. Họ cho rằng giá thuê ki-ốt ở chợ mới quá cao, vị trí kinh doanh không thuận lợi. Và trên hết, người dân không được bàn bạc, lấy ý kiến về khu chợ mới này.

Không "chữa cháy" cho sai phạm

Khoảng 19h ngày 25/10/2013, sau khi cắt điện và các tiểu thương đã nghỉ họp, chợ Hải Hà (cũ) bỗng dưng bốc cháy. Nguyên nhân sau này được các cơ quan chức năng của huyện Hải Hà và tỉnh Quảng Ninh xác định là do… chập điện.

Tuy nhiên, chuyện xác định nguyên nhân nào dẫn đến cháy chợ Hải Hà giờ đây đã không còn quan trọng, bởi một chuyện còn quan trọng hơn, liên quan đến “cơm áo gạo tiền” của giới tiểu thương tại chợ này, đó là việc chính quyền ép người dân dồn vào kinh doanh ở Trung tâm thương mại, nay gọi là Chợ trung tâm Hải Hà mới.

Theo ý kiến của các tiểu thương, giá thuê ki-ốt của khu chợ mới này quá cao, vị trí kinh doanh bị đảo lộn và nhất là không được bàn bạc, lấy ý kiến xây dựng chợ trung tâm Hải Hà mới. Do đó, gần 600 hộ kinh doanh ở đây chưa đồng tình di chuyển chợ.

Được biết, chợ trung tâm Hải Hà trước đây (chợ cũ) được xây dựng đi vào hoạt động đã hơn 20 năm. Năm 2008, tỉnh Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của huyện Hải Hà đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, trong đó có việc nâng cấp chợ trung tâm Hải Hà.

Tuy nhiên, đến 8/6/2012, chính quyền huyện Hải Hà bất ngờ thông báo các tiểu thương di chuyển sang họp chợ tại Trung tâm thương mại của Cty TNHH Đức Dương. Quyết định này bị các tiểu thương phản đối bằng cách kéo lên trụ sở UBND huyện, tỉnh gây rối.

Họ cho rằng giá thuê mặt bằng tại chợ mới quá đắt và công năng chợ mới không phù hợp. Ngoài ra, theo các tiểu thương thì việc buôn bán ở chợ cũ hiện đang diễn ra tấp nập, ổn định. Chính vì vậy họ không chấp nhận chuyển sang chợ mới. Các tiểu thương cũng cho rằng, việc ép các họ dân di chuyển chợ mới là “chữa cháy” cho những sai phạm cho quá trình thực hiện xây chợ mới.

Trước đó, tháng 10/2010, UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt dự án, cho Cty TNHH Đức Dương được làm chủ đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại huyện Hải Hà. Trong quá trình xây dựng, đơn vị này đã có nhiều sai phạm về quy hoạch, sử dụng đất... mà Thanh tra tỉnh Quảng Ninh đã làm rõ.

Phó Chủ tịch tỉnh xin lỗi

Liên quan đến vụ việc di chuyển tiều thương từ chợ cũ sang chợ mới, đã có 4 tiểu thương có hành vi quá khích, tấn công Chủ tịch UBND huyện Hải Hà vào ngày 15/5 tại trụ sở UBND huyện Hải Hà. Những người này đã bị khởi tố bị can về tội chống người thi hành công vụ.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng xem xét trách nhiệm các ông Lê Văn Hơn, Chủ tịch UBND huyện; Kim Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Hà.
Huyện ủy, UBND huyện Hải Hà cũng có các quyết định kỷ luật đối với các ông Đào Văn Nhuần, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng; bà Trịnh Thị Nga; Phó phòng Kinh tế - Hạ tầng; ông Đinh Văn Lơ, Ngô Đăng Hòa, nguyên Trưởng, Phó trưởng BQL chợ Hải Hà và một số cán bộ có liên quan.

Trước bức xúc của tiểu thương, UBND tỉnh Quảng Ninh và huyện Hải Hà đã nhiều lần tổ chức đối thoại với người dân để tìm ra giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, cho đến cuộc đối thoại mới đây hôm 7/7, các bên vẫn chưa tìm ra được tiếng nói chung.

Tại cuộc đối thoại này, ông Đỗ Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho rằng, quá trình di chuyển các tiểu thương từ chợ Trung tâm Hải Hà vào Trung tâm thương mại do Cty TNHH Đức Dương xây dựng cách chợ cũ khoảng 300m đã có quá nhiều sai sót như lãnh đạo UBND huyện Hải Hà bỏ mặc cho Phòng Kinh tế - Hạ tầng cùng Cty TNHH Đức Dương đã có hành vi tổ chức bán các vị trí kinh doanh tại chợ mới cho những người không phải tiểu thương chợ cũ thuộc diện di dời vào kinh doanh tại chợ mới.

UBND huyện Hải Hà đã không mời các tiểu thương chợ cũ họp để bàn về việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ, chuyển đổi vị trí kinh doanh từ chợ cũ sang chợ mới; họp bàn với các tiểu thương về việc phân khu chức năng kinh doanh tại chợ mới.

“Việc di chuyển các hộ kinh doanh từ chợ cũ sang chợ mới chưa được UBND huyện Hải Hà giải quyết thấu tình đạt lý khiến các tiểu thương và chính quyền, DN đầu tư kinh doanh chợ không tìm được tiếng nói đồng thuận khiến tiểu thương khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong dư luận, gây mất an ninh trật tự tại địa phương”, ông Thông nói.

Theo vị lãnh đạo này, các sai phạm của lãnh đạo huyện Hải Hà, chủ DN chỉ được UBND tỉnh Quảng Ninh phát hiện khi các tiểu thương tập trung đông người, kéo lên tận Hà Nội khiếu nại, tố cáo việc UBND tỉnh Quảng Ninh “ép” tiểu thương vào chợ mới để “giải cứu” DN đã trót đầu tư xây trung tâm thương mại nhưng không thu hút được các tiểu thương vào kinh doanh.

Tại cuộc đối thoại, ông Đỗ Thông khẳng định, chủ trương di chuyển tiểu thương từ chợ truyền thống (được UBND huyện Hải Hà đầu tư xây dựng) vào Trung tâm thương mại (do DN bỏ tiền đầu tư) là chủ trương đúng của tỉnh Quảng Ninh, phù hợp quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn đã được tỉnh phê duyệt từ năm 2006.

Đồng tình với ý kiến của ông Thông, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh cho hay, quá trình thực hiện chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý và vị trí chợ trung tâm Hải Hà, công tác lập và triển khai thực hiện các quy hoạch trên địa bàn huyện, trong đó có việc xây dựng chợ mới thay thế chợ cũ, xây dựng quảng trường và công viên tại vị trí chợ cũ được phê duyệt từ năm 2006.

 Không có chuyện, việc chuyển chợ là để hợp thức hóa cho việc chuyển đổi mô hình từ trung tâm thương mại sang thành chợ của Cty TNHH Đức Dương.

Ông Đỗ Thông khẳng định: Việc quy hoạch xây dựng, nâng cấp chỉnh trang đô thị của huyện Hải Hà, trong đó có việc chuyển đổi mô hình quản lý và vị trí chợ để xây dựng quảng trường, công viên là chủ trương đúng.

“Chúng tôi mong muốn sự đồng thuận của nhân dân. Những gì chúng tôi làm chưa đầy đủ, chúng tôi xin lỗi bà con. Những lời xin lỗi xuất phát từ thành tâm, từ tấm lòng, mong người dân đồng thuận vì sự ổn định an ninh trật tự trên địa bàn”, ông Thông bày tỏ.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm