| Hotline: 0983.970.780

Sẽ cấm thuốc BVTV trong nuôi trồng thủy sản?

Thứ Năm 08/12/2011 , 11:47 (GMT+7)

Dự kiến khoảng 20 loại thuốc diệt giáp xác, côn trùng trong nuôi trồng thủy sản có gốc Cypermethrin sẽ bị cấm sử dụng hoàn toàn.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), hóa chất có chứa Cypermethrin lâu nay được sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật nhưng người dân vẫn có thói quen dùng những sản phẩm có gốc này vào nuôi trồng thủy sản để diệt loài giáp xác tại các ao nuôi thủy sản, đặc biệt là trong quá trình cải tạo ao nuôi tôm.

Theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm và thủy sản (Nafiqad) từ năm 2003, hoạt chất Cypermethrin được người nuôi trồng thủy sản sử dụng triệt để nhằm “tận diệt” giáp xác tại một số tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau vì hiệu quả cao nhưng giá thành lại rẻ. Sau đó, ran rộng ra nhiều tỉnh thành ở ĐBSCL. Tuy nhiên, hoạt lực của Cypermethrin có thể tồn tại trong môi trường nước từ 40 đến 70 ngày trong khi theo khuyến cáo của các DN bán thuốc thú y thủy sản thì chỉ sau 12-20 ngày đưa vào ao nuôi là có thể thả tôm giống.

Theo các chuyên gia nuôi trồng thủy sản, Cypermethrin có khả năng gây ức chế thần kinh của người và động vật, và có thể gây chết người và động vật thủy sinh nếu ở liều lượng cao. Trong thời gian thuốc diệt giáp xác vẫn còn ngưỡng độc ức chế thì những ao đó rất khó gây màu, dễ sinh tảo độc, hạn chế sinh vật phù du phát triển trở lại làm tôm chậm lớn.

 Cypermethrin gây ngừng hoạt động thủy phân enzyme để chuyển hóa một số axit cacboxylic làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng của tôm, nếu độc tố vẫn còn tồn lưu sẽ ảnh hưởng đến hệ gan tụy làm cho gan tôm bị yếu, sức đề kháng kém dễ phát sinh dịch bệnh.

Điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sức đề kháng cũng như tỷ lệ sống của tôm sau khi thả nuôi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây tôm chết hàng loạt trong thời gian qua, mà ở đó, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 2 (RIA 2) xác định triệu chứng bệnh ban đầu do tôm bị bệnh gan tụy.

Theo bà Trần Bích Nga, Phó Cục trưởng Nafiqad, Cypermethrin có độc tính trung bình đối với người nếu thông qua hô hấp, còn qua đường tiêu hóa thì độc tính cao hơn. Hiện tai Mỹ, Canada, EU trong thành phần sử dụng thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản không có sản phẩm nào có hoạt chất Cypermethrin hay Deltamethrin.

Theo tìm hiểu của NNVN, trên thị trường hiện có khoảng 20 sản phẩm có chứa hoạt chất Cypermethrin với tên gọi khác nhau như Sherpa, Ambush C, Cymbush, Peran, Cyperan, Barricade, Ripcord, Ammo, Cypermethrine, Asymmethrin, Cymperator, Cypercopal, Hilcyperin, Neramethrin..

Bà Nga cho biết, đối với dư lượng Cypermethrin trong các sản phẩm thủy sản theo quy định của Mỹ là không cho phép có Cymermethrin trong sản phẩm thủy sản; còn Nhật Bản là tỷ lệ 10-30 ppb (phần triệu) và EU là 50ppb. Theo Nafiqad, hiện một số lô hàng thủy sản của VN đang bị cảnh báo có dư lượng hoạt chất Trifluralin và Enrofloxarin vượt mức cho phép nên Tổng cục Thủy sản cần phối hợp với Cục Thú y để kiểm tra, kiểm soát hoạt chất này trong nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới.

Theo KS Đỗ Xuân Mai (Hiệp hội Thủy sản An Giang), do những sản phẩm có chứa Cypermethrin có giá thành không cao và cũng chưa có quy định cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản nên đang được người dân sử dụng đại trà. Tuy nhiên, trên thị trường cũng còn nhiều sản phẩm có nguồn gốc sinh học có thể diệt giáp xác thay thế cho Cypermethrin với hiệu quả cao và không gây hại cho môi trường lẫn thủy sản nuôi.

Ông Mai cho biết, về lâu dài để ngành thủy sản trong nước phát triển bền vững thì cần phải cấm những hoạt chất dùng làm thuốc BVTV nhưng lại được đưa vào nuôi trồng thủy sản.

Xem thêm
Giải pháp canh tác thông minh với đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh

Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL có thể là cách làm và giải pháp để đồng hành 'Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh'.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm