| Hotline: 0983.970.780

Sẽ giải thể trường đại học yếu kém!

Thứ Hai 31/10/2011 , 09:04 (GMT+7)

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, trong năm học này, Bộ sẵn sàng giải thể những trường yếu, kém.

Các trường có thể bị giải thể nếu chất lượng đào tạo không đảm bảo (Ảnh minh họa)

Thừa nhận kỳ thi tuyển sinh 2011 nhiều trường không thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển sinh, mở ngành tùm lum, có trường còn dùng “chiêu” thu hút thí sinh thiếu lành mạnh, gây bức xúc trong xã hội, theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, tất cả sẽ phải hạn chế khi năm học này, Bộ sẵn sàng giải thể những trường yếu, kém.

“Thít chặt” không chính quy

Trong những năm triển khai thi "ba chung" vừa qua, không thể phủ nhận nhiều mặt có lợi của phương thức tuyển sinh này. Tuy nhiên, tại hội nghị trực tuyến sơ kết 1,5 năm thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và tổng kết năm học 2010-2011 khối các trường ĐH, CĐ diễn ra cuối tuần trước, nhiều ý kiến cho rằng, việc thi “ba chung” quá cồng kềnh, tốn kém và gây khó khăn cho sinh viên vùng sâu, vùng xa trong việc đi lại.

Bên cạnh đó, mùa tuyển sinh 2011 vừa qua, ước khoảng 25% trường tuyển đủ chỉ tiêu, 75% trường còn lại đều không tuyển đủ chỉ tiêu đã cho thấy cách thức tuyển sinh ĐH, CĐ cần có sự cải tiến.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ghi nhận những ý kiến đóng góp trên. Ông còn thừa nhận, trong vài năm gần đây, việc Bộ giao chỉ tiêu cho các trường chưa được chính xác. Một số trường được giao chỉ tiêu tăng đột biến, thậm chí có trường không có nhu cầu tuyển sinh nhưng vẫn được giao hàng ngàn chỉ tiêu. Do đó, trong những năm tới, Bộ sẽ nghiên cứu điều chỉnh lại.

Trước mắt, năm 2012 vẫn theo giải pháp “3 chung” nhưng có những cải tiến theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực, bảo đảm quyền lợi và công bằng cho thí sinh. Đồng thời, Bộ sẽ tham khảo lấy ý kiến các trường để đưa ra những điều chỉnh, bổ sung một cách hợp lý như: mở rộng thêm khối thi, điều chỉnh phương thức tuyển sinh đối với các ngành năng khiếu, bổ sung chính sách đối với học sinh giỏi quốc gia…

Tuy nhiên, các phương án tuyển sinh mới phải đáp ứng được ba yêu cầu: không để tái diễn tình trạng luyện thi tràn lan; đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, công bằng và phải có cơ chế để nhà trường, xã hội, cơ quan chức năng có thể kiểm tra, giám sát.

Không phân biệt bằng cấp

Nhắc lại việc một số ngành đào tạo của các trường ĐH công lập và dân lập không tuyển được thí sinh trong kỳ tuyển sinh 2011-2012, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết sẽ nghiên cứu, bàn bạc để đưa ra những biện pháp vĩ mô khắc phục tình trạng này với những ngành đáp ứng nhu cầu xã hội nhưng vẫn “ế”. Đó là các ngành như: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Hán nôm, Điện hạt nhân, Điện nguyên tử, Sư phạm...

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng nhận định, một số ngành không thu hút được thí sinh do chất lượng đào tạo của trường đó thấp và kém. “Khi đoàn của Bộ đi thanh tra gặp trường hợp có cơ sở đào tạo ĐH mà chỉ có 50 giáo viên cơ hữu với 6-7 hoặc 10 ngành đào tạo. Trong đó, có bộ môn chỉ có 2-3 giáo viên. Lượng giáo viên này chưa bằng 1 trường THPT, trung học chuyên nghiệp hàng đầu. Các địa điểm đào tạo cũng đi thuê mướn với diện tích phòng học chật hẹp 0,9 m2/sinh viên. Với điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên như vậy khi cho thí sinh, phụ huynh lựa chọn chắc chắn họ sẽ không vào”, ông Luận dẫn chứng.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng khẳng định, bằng cấp trường công lập hay ngoài công lập đều có giá trị như nhau nên việc phân biệt hình thức là sai luật. Tuy nhiên, nhìn nhận sự việc một cách thẳng thắn, thì các trường dân lập phải xem xét và tự đặt câu hỏi: chất lượng đào tạo đã tốt chưa?

Giải thể trường nếu sai phạm

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm học 2011-2012 có 217 trường ĐH và 130 trường CĐ tổ chức thi; 146 trường không tổ chức thi mà dựa vào kết quả thi theo đề thi chung để xét tuyển. Kỳ thi ĐH, CĐ vừa qua có xấp xỉ 2,2 triệu hồ sơ đăng ký dự thi, trong đó khoảng 1,7 triệu hồ sơ dự thi (đạt 77,68%).

Bổ sung cho những điểm mới trong năm học này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho hay, năm học 2011-2012, Bộ sẽ thí điểm phân cấp, giao quyền tự chủ cho một số trường ĐH, CĐ. Lúc đó các trường ĐH, CĐ chịu trách nhiệm toàn diện trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh vừa làm, vừa học: ra đề thi, tổ chức thi, chấm chi, phúc khảo, xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác tuyển sinh.

Việc phân cấp, giao quyền tự chủ cho các trường phải đồng thời với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ GD-ĐT. Cũng từ năm học này, Bộ sẽ tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh ĐH hệ không chính quy, giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp trong các trường ĐH, CĐ. Đồng thời, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo ĐH, CĐ chính quy.

Đặc biệt, năm học này Bộ sẽ có biện pháp xử lý kiên quyết đối với những trường không thực hiện đúng cam kết ở các mức như: Thu hồi quyết định mở ngành không còn bảo đảm các điều kiện quy định; giảm chỉ tiêu tuyển sinh kể từ năm 2012; đình chỉ hoạt động đào tạo và trình cấp thẩm quyền xem xét đình chỉ hoạt động và giải thể trường nếu chất lượng đào tạo không đảm bảo.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm