Sở GD-ĐT tỉnh Thái Nguyên |
Theo quy định, khi hủy bài thi thì thí sinh sẽ không đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp THPT và đương nhiên không đủ điều kiện để tham gia tuyển sinh.
Tại kỳ thi năm nay đã có 3 tỉnh Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình bị phát hiện gian lận can thiệp vào điểm thi. Hiện tổ công tác của Bộ GD-ĐT đã trả lại điểm thật cho thí sinh tại Hà Giang, đang tiếp tục rà soát bài thi bị can thiệp điểm tại 2 tỉnh Sơn La, Hòa Bình.
Cũng liên quan đến vấn đề điểm thi cao, thống kê dữ liệu điểm thi THPT quốc gia năm 2018 cho thấy, Thái Nguyên có 168 thí sinh đạt điểm từ 9 trở lên môn Ngữ văn, chiếm hơn 7,2% tổng số thí sinh đạt mức điểm này trên toàn quốc, tỷ lệ cao vượt trội bất ngờ. So với Hà Nội, TP.HCM, Thanh Hóa, Nghệ An..., tỷ lệ thí sinh điểm từ 9 trở lên môn Ngữ văn của Thái Nguyên cao gấp nhiều lần, dù thí sinh dự thi ít hơn 2 - 5 lần.
Trả lời câu hỏi về việc nhiều thí sinh các tỉnh gian lận điểm thi đỗ cao vào ĐH, CĐ có thể làm mất cơ hội các thí sinh “học thật, thi thật”, vậy các em “thi thật” có còn cơ hội hay không?
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết, mỗi năm có 460.000 thí sinh trúng tuyển vào các trường ĐH. Số thí sinh tăng điểm từ sai phạm không nhiều so với mặt bằng chung.
Về mặt lý thuyết, vẫn có một tỷ lệ nào đấy gọi là mất chỗ của các em nhưng thực tiễn là không nhiều. Hơn nữa, việc tuyển sinh thuộc về các trường ĐH, nếu câu chuyện này xảy ra, các trường ĐH sẽ có ý kiến, trực tiếp trao đổi với Bộ GD-ĐT và các đơn vị liên quan như Bộ Công an.
Một số ý kiến cho rằng, chấm theo đúng đáp án của Bộ GD-ĐT, được điểm 9 đâu phải dễ dàng. Thái Nguyên chiếm 7,2% toàn quốc điểm văn đạt 9 trở lên trong khi TPHCM chỉ có 0,006% là điều đáng ngờ.