| Hotline: 0983.970.780

Sẽ khởi tố “ác mẫu” hành hạ cháu bé 2 tuổi

Thứ Tư 29/10/2008 , 09:31 (GMT+7)

Lê Thị Hương bị khởi tố về tội “Hành hạ người khác” theo Điều 110 Bộ luật hình sự.

"Ác mẫu" Lê Thị Hương

Cơ quan cảnh sát điều tra công an TP Pleiku, Gia Lai vừa gửi văn bản đến VKSND tỉnh đề nghị phê duyệt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam 2 tháng với Lê Thị Hương về tội “Hành hạ người khác” theo Điều 110 Bộ luật hình sự.

Theo hồ sơ điều tra, Lê Thị Hương (45 tuổi, ngụ làng Pleiku Roh, phường Yên Đỗ, TP Pleiku) chính là người đã có hành vi ngược đãi bé gái 2 tuổi Nguyễn Kiều Diễm My, con của chị Nguyễn Thị Thế Sự (19 tuổi, tên thường gọi là Xuân, nguyên quán TP Quy Nhơn, Bình Định).

Cách đây 6 tháng, do phải đi làm ăn xa, người mẹ trẻ Thế Sự đã mang con gái đẻ của mình là cháu Diễm My đến gửi nhà bà Hương để nhờ “bảo mẫu” này chăm sóc con với tiền công 300.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, bà Hương không những không tận tâm chăm sóc mà liên tục hành hạ, đánh đập và ngược đãi cháu Diễm My.

Tai cơ quan công an, Hương khai nhận, vào ngày 14/5/2008, Thế Sự mang con gửi cho mình nuôi ăn ở tại nhà. Thời gian đầu, Thế Sự cũng có lui tới thăm con và gửi tiền công cho bà Hương nhưng bẵng đi 3 tháng gần đây, người mẹ này bặt vô âm tín và cũng không trả tiền công cho người nuôi trẻ này.

Ban đầu Hương không thừa nhận việc mình đánh đập cháu My mà do cháu nghịch té, xây xước nhẹ. Tuy nhiên, qua quá trình khai thác của cơ quan công an, Hương đã khai nhận mình đã 3 lần đánh cháu My. Lần 1, do thấy cháu My đái dầm làm dơ bẩn chăn màn, Hương dùng tay tát 2 cái vào mặt cháu. Một lần khác, cháu My kéo cánh cửa tủ đồ làm vỡ tấm kính, tức giận và tiếc của, Hương lấy ngay ngọn roi quất liên tiếp vào người cháu. Và lần khác, do cháu không chịu ngủ mà cứ khóc nhè, Hương dùng tay vả vào mồm cho cháu… nín.

Về vết cắt (nghi vấn bằng dao lam) dưới lòng 2 bàn chân chỗ tiếp giáp ngón chân với bàn chân, Hương không thừa nhận. Hương cho rằng, khi nhận cháu My về nuôi thì cháu đã bị vết thương này rồi.

Tuy nhiên, bác sĩ điều trị cho cháu My tại bệnh viện Đa khoa Gia Lai cho rằng, vết cắt dài làm đứt da chứ chưa đụng đến gân. Vì chỉ đứt da nên vết thương đang khô và hồi phục nhanh. Từ ngày cháu My về “tay” bà Hương đến nay được 6 tháng, lẽ nào một vết thương ngoài da không lành?

Ngoài ra, công an TP Pleiku cũng đang xem xét trách nhiệm đối với ông Trần Đại Luyện - chủ nhà trọ bà Hương đang ở vì đã có những hành vi cản trở, đe dọa lực lượng công an và có lời lẽ lăng mạ các phóng viên khi họ đang tác nghiệp tại đây.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm