| Hotline: 0983.970.780

Sẽ tái XKLĐ sang Libya

Thứ Hai 16/01/2012 , 10:46 (GMT+7)

Tháng 6/2012, việc đàm phán nhận thầu xây dựng tại Libya hoàn tất, các lao động nước ngoài; trong đó có Việt Nam sẽ được tái XKLĐ sang Libya.

Kiểm tra sức khỏe lao động trước khi xuất ngoại

Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) cho biết,  tháng 6/2012, việc đàm phán nhận thầu xây dựng tại Libya hoàn tất, các lao động nước ngoài; trong đó có Việt Nam sẽ được tái XKLĐ sang Libya.

Đây là tin vui đối với hàng ngàn lao động muốn thoát nghèo nhờ XKLĐ, nhất là được làm việc tại quốc gia đòi hỏi trình độ tay nghề phù hợp với lao động Việt Nam, vả lại thu nhập ở mức khá ổn định như Libya. Đây cũng là cơ hội dành cho hơn 10.000 lao động VN tại Libya phải quay đầu về nước trong năm 2011.

Theo danh sách mà Cục cấp phép, hiện có 6 DN của Việt Nam (AIRSECO, ISALCO, SONA, VINACONEX MEC, VTC CORP, VITECH) hợp tác với 14 DN Thổ Nhĩ Kỳ để đưa lao động sang làm việc tại các công trình mà các DN Thổ Nhĩ Kỳ nhận thầu xây dựng tại Libya. Cũng theo đại diện Cục, đến thời điểm này tình hình chính trị tại Libya đang dần ổn định và bắt đầu giai đoạn tái thiết đất nước. Các nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nghiên cứu chuẩn bị kế hoạch cho việc quay trở lại với các công trình xây dựng tái thiết của Libya.

Nhân chuyến làm việc mới đây của Thứ trưởng thường trực Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa với Bộ Lao động và An sinh xã hội Thổ Nhĩ Kỳ về hợp tác trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội giữa 2 nước. Tại cuộc gặp này, đại diện ngành lao động Việt Nam ghi nhận việc đưa lao động Việt Nam sang làm nghề xây dựng trong các dự án mà các nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ đã trúng thầu ở nước thứ ba (Libya) cũng như khả năng đưa lao động Việt Nam quay trở lại Libya làm việc là rất khả quan.

Ngoài lao động nghề xây dựng, 2 bên đã trao đổi với các đối tác về việc tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ ở một số ngành nghề với các chế độ đãi ngộ theo tiêu chuẩn lao động của Châu Âu.

Cty CP Nhân lực và thương mại Vinaconex Mec đã đưa khoảng 2.700 lao động đi làm việc ở Libya. Hiện các nhà thầu còn nợ lương của 285 lao động với số tiền 416.000USD.  Ngoài việc trực tiếp sang làm việc với nhà thầu, lãnh đạo Cty đã ký cam kết đòi lương từ chủ sử dụng, hoàn trả cho lao động. Đồng thời ưu tiên chọn đơn hàng phù hợp để đưa lao động này quay lại thị trường XKLĐ với thu nhập 500-600USD/tháng.

Tiếp đó, đầu tháng 1/2012 Bộ LĐ-TB&XH cũng gửi Công hàm cho Bộ Lao động và ASXH Thổ Nhĩ Kỳ, đề nghị Bộ này phối hợp với các cơ quan chức năng của Thổ Nhĩ Kỳ đôn đốc các nhà thầu nhanh chóng thanh toán cho lao động Việt Nam tiền lương, bảo hiểm và các chế độ khác để tiếp tục bước sang giai đoạn hợp tác mới. Bởi hiện vẫn còn một số DN Thổ Nhĩ Kỳ chưa thanh toán hết tiền lương những tháng cuối cùng cho lao động Việt Nam, khiến lao động gặp khó khăn.

Các DN Thổ Nhĩ Kỳ cũng cam kết sẽ thanh toán hết số tiền lương còn lại cho lao động Việt Nam trong thời gian sớm nhất từ nguồn trả nợ của Chính phủ Libya và nguồn vốn của các nhà thầu. Theo giải thích về những khó khăn của các chủ sử dụng lao động (Thổ Nhĩ Kỳ) đang phải gánh do cuộc khủng hoảng chính trị tại Lybia gây ra, đó là giá trị tài sản và máy móc thiết bị của các nhà thầu bị mất mát ở Libya khá lớn và các khoản nợ của Chính phủ Libya chưa thanh toán.

Mặc dù trước đó, họ từng là DN xây dựng hoạt động rất mạnh ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và có nhu cầu sử dụng số lượng khá lớn lao động nước ngoài. Theo Cục Quản lý Lao động ngoài nước, người lao động VN cần thông cảm và chia sẻ những khó khăn không mong muốn này để tìm thấy cơ hội quay lại làm việc tại Libya trong thời gian tới.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất