| Hotline: 0983.970.780

Sẽ tiêu hủy hơn 2 tấn ngà voi và 70kg sừng tê giác

Thứ Sáu 11/11/2016 , 07:05 (GMT+7)

Trên 2 tấn ngà voi và gần 70 kg sừng tê giác ngày 12/11 tới sẽ bị tiêu hủy... Bà Hà Thị Tuyết Nga, GĐ Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam, trao đổi với NNVN xung quanh vấn đề này.

17-21-26_img_2709
Bà Hà Thị Tuyết Nga
 

Đây là thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế tuyên chiến với tội phạm buôn bán trái pháp luật động vật, thực vật hoang dã và thể hiện người Việt Nam không tiêu dùng các sản phẩm động vật hoang dã có nguồn gốc bất hợp pháp.

Thưa bà, bà có thể nói sơ bộ về công tác chuẩn bị? Các yếu tố kỹ thuật để đảm thành công việc tiêu hủy ngà voi và sừng tê giác?

Để chuẩn bị cho sự kiện tiêu hủy mẫu vật động vật hoang dã, Bộ NN-PTNT đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất tiêu hủy mẫu vật động vật hoang dã buôn bán trái phép bị tịch thu tại văn bản số 1268/VPCP-KTTH ngày 23/6/2016 của Văn phòng Chính phủ.

17-21-26_ng-voi
Ngà voi bị thu giữ
 

Cơ quan quản lý CITES Việt Nam đã thực hiện tham vấn quốc tế, tham khảo ý kiến của các cơ quan khoa học và các bên liên quan xây dựng phương án tiêu hủy. Bộ NN-PTNT cũng đã thành lập Hội đồng tiêu hủy gồm đại diện các Bộ: NN-PTNT, Công an, Tài chính, Công thương và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Hội đồng tiêu hủy quốc gia đã tổ chức họp Hội đồng và thống nhất thông qua phương án chi tiết về việc bàn giao, tiếp nhận hơn 2 tấn ngà voi, khoảng 70 kg sừng tê giác và một số mẫu vật xương gấu, xương hổ. Hội đồng tiêu hủy lựa chọn Khu liên hiệp xử lý rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là nơi tiến hành tiêu hủy mẫu vật. Lực lượng Cảnh sát cơ động, Cảnh sát giao thông và Công an, chính quyền và Kiểm lâm địa phương đều được huy động để đảm bảo an toàn cho sự kiện tiêu hủy.

17-21-26_imge028
Ngà voi bị thu giữ
 

Vai trò, ý nghĩa của cuộc tiêu hủy lần này, thưa bà?

Tiêu hủy mẫu vật ngà voi, sừng tê giác là biện pháp xử lý cuối cùng về mẫu vật các loài hoang dã bị buôn bán trái pháp luật thể hiện quyết tâm của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế ngăn chặn, đẩy lùi nạn buôn trái pháp luật ngà voi, sừng tê giác và các sản phẩm động vật hoang dã khác, đồng thời là thông điệp trong chiến dịch tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức công chúng không tiêu dùng các sản phẩm động vật hoang dã có nguồn gốc phi pháp.

Việc tiêu hủy được thực hiện thế nào để đảm bảo an toàn, công khai minh bạch?

Toàn bộ quá trình mở niêm phong, lấy mẫu định loại ADN và quy trình tiêu hủy sẽ được thực hiện có sự chứng kiến của đại diện: các bộ, ngành liên quan, một số đại sứ quán tại Hà Nội, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế. Toàn bộ số ngà voi, xương hổ, xương gấu được nghiền nát và đốt trong lò đốt công nghiệp. Riêng sừng tê giác sẽ được đốt trực tiếp. Mẫu vật sau khi đốt hoàn toàn sẽ được xử lý theo quy trình tiêu hủy rác.

Đốt thành tro rồi chôn lấp

Theo ông Bùi Trí Bình, PGĐ Cty CP Môi trường đô thị và công nghiệp 10, đơn vị thực hiện việc tiêu hủy số lượng ngà voi và sừng tê giác nói trên, thì phương pháp tiêu hủy được thực hiện bằng cách đốt trong lò đốt công nghiệp với nhiệt độ khoảng 1.100 - 1.200 độ C đối với sừng tê giác, bởi loại mẫu vật này có tính chất tương tự như tóc và móng tay người.

Mẫu vật sẽ cháy thành tro 100%, sau đó chôn lấp toàn bộ tro. Còn đối với ngà voi, công đoạn được thực hiện như trên, nhưng trước đó, ngà voi sẽ được nghiền nhỏ bằng xe chuyên dụng. 

Việc tiêu hủy được tiến hành trước thềm Hội nghị Hà Nội IWT (Hội nghị Hà Nội về chống buôn bán động vật hoang dã), diễn ra ngày 17/11, dự kiến có sự tham gia của các phái đoàn cấp cao của nhiều quốc gia và 10 thể chế quốc tế. 

 

Một số đợt tiêu hủy điển hình trên thế giới

Thời gian

Quốc gia, lãnh thổ

Số lượng (tấn)

2011

Kenya

5

2012

Gabon

4.8

2013

Hoa Kỳ

6

Philipines

5

2014

Cộng hòa Chad

1.1

HongKong

28

Trung Quốc

6.15

Pháp

3

Bỉ

1.5

2015

Kenya

15

Ethiopia

6.1

Congo

4.7

Trung Quốc

0.662

Hoa Kỳ

1

Mozambique

2.4

2016

Kenya

105

Cameroon

3.5

Malaysia

9.5

Singapore

7.9

Nam Sudan

5

 

 

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất