| Hotline: 0983.970.780

Sẽ xử lý nghiêm sai phạm khai thác cát sỏi trên sông Cầu

Thứ Hai 03/03/2014 , 09:44 (GMT+7)

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khẳng định không có chuyện đã vi phạm pháp luật lại còn nương nhẹ, tha bổng.

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng khai thác cát sỏi trên sông Cầu thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên, PV NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Dương Ngọc Long - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên. Ông Long khẳng định sẽ xử lý nghiêm, không thể buông lỏng quản lý trong vấn đề khai thác cát sỏi trái phép trên sông Cầu.

09-49-58_log
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Dương Ngọc Long

Dù đã thực hiện nhiều biện pháp nỗ lực ngăn chặn việc khai thác cát sỏi trên sông Cầu, nhưng theo phản ánh của Báo Nông nghiệp Việt Nam thì vẫn còn một số địa bàn để cát tặc hoành hành. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Dương Ngọc Long: Thái Nguyên là địa phương có nhiều tài nguyên khoáng sản nên quản lý cũng có khó khăn phức tạp so với các địa phương khác. Ở Thái Nguyên có các mỏ sắt, vàng, khai thác đá, cát sỏi… Quan điểm của UBND tỉnh là đã vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm, không có chuyện đã vi phạm pháp luật lại còn nương nhẹ, tha bổng. Trong chỉ đạo quản lý tài nguyên khoáng sản, phải đảm bảo đúng theo Luật Tài nguyên Khoáng sản.

Thực tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, kiểm soát nếu phát hiện sai phạm phải xử lý ngay. Khi phát hiện sai phạm, các cấp các ngành trình lên tỉnh đủ căn cứ pháp luật để xử phạt, không bao giờ tôi có chỉ đạo khác.


Tàu khai thác cát trái phép trên sông Cầu địa phận tỉnh Thái Nguyên

Nhiều địa phương phản ánh khó quản lý do các đối tượng khai thác cát sỏi trái phép tập trung ở địa bàn giáp ranh, UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ thực hiện biện pháp gì để khắc phục tình trạng này?

Ông Dương Ngọc Long: Đối với vấn đề này, việc khai thác trái phép giáp ranh giữa các tỉnh, chúng tôi đã có quy chế phối hợp với tỉnh Bắc Giang và Hà Nội. Nếu để xảy ra việc khai thác trái phép ở các khu vực này, tỉnh phải chỉ đạo. Cùng với đó, tỉnh thường xuyên kiểm tra liên tục. Còn chủ tịch các huyện được UBND tỉnh giao phải chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Quan điểm của tỉnh là chỉ đạo kiên quyết. Tỉnh đã chỉ đạo phải kiên quyết và thành lập tổ công tác gồm lực lượng công an và TN-MT. Điểm nào yếu kém lực lượng kiểm tra liên ngành của tỉnh ngay lập tức sẽ xử lý và yêu cầu chủ tịch UBND các huyện nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Không chỉ có khai thác trái phép, có những điểm khai thác được cấp phép nhưng cũng không thực hiện đúng quy trình. Cơ quan chức năng của tỉnh có biện pháp như thế nào để chấn chỉnh?

Ông Dương Ngọc Long: Thông tin do báo chí phản ánh, cung cấp về hoạt động khai thác cát sỏi chưa đúng quy trình là thông tin bổ ích để tôi chỉ đạo các địa phương thực hiện quản lý quyết liệt. Những năm qua, các thông tin báo chí phản ánh đều được tập hợp và Văn phòng UBND tỉnh ra thông báo yêu cầu các cơ quan chức năng phải có báo cáo cụ thể. Kể cả với các điểm đã được cấp phép, nếu không thực hiện đúng quy trình quy phạm khai thác, không đảm bảo yếu tố môi trường lực lượng liên ngành sẽ kiểm tra. Sai phạm lớn sẽ thực hiện rút giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản. Trước 2008 trở về trước, khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn Thái Nguyên rất nóng bỏng, phức tạp. Như ở vùng vàng huyện Võ Nhai, mỗi năm chi 1 tỉ đồng để phục vụ công tác lập chốt bảo vệ khoáng sản. Nhưng với nhiều biện pháp cụ thể để quản lý khai thác, Thái Nguyên nay đã không còn là điểm nóng về khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm