| Hotline: 0983.970.780

Siết chặt lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa

Thứ Ba 15/05/2012 , 10:46 (GMT+7)

Để đảm bảo đạt thắng lợi về diện tích cũng như năng suất, chất lượng lúa hàng hóa, ngành nông nghiệp tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt lịch thời vụ và cơ giống lúa.

Vụ lúa hè thu (HT) 2012, nông dân Kiên Giang xuống giống 283.500 ha theo kế hoạch. Để đảm bảo đạt thắng lợi về diện tích cũng như năng suất, chất lượng lúa hàng hóa, ngành nông nghiệp tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt lịch thời vụ và cơ giống lúa.

Ông Trần Quang Củi, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, theo dự báo lũ trên sông Cửu Long năm nay sẽ xuất hiện sớm hơn năm 2011, vào khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 và đỉnh lũ cao hơn so với trung bình nhiều năm; có khả năng tương đương lũ năm 2011.

Vì vậy, để bảo vệ tốt SX, ngành đã đề ra khung thời vụ cho các vùng SX lúa HT và thu đông (TĐ) 2012 của tỉnh như sau: Đối với vùng tứ giác Long Xuyên và tây sông Hậu, gieo sạ tập trung trong tháng 4 và dứt điểm giữa tháng 5, thu hoạch đầu tháng 9 để tránh bị ngập lũ cuối vụ.

Các huyện vùng U Minh Thượng, do bị ảnh hưởng mặn, phải chờ mưa, nên gieo sạ từ 20/5-10/6. Riêng đối với vùng được quy hoạch để SX lúa TĐ (gồm các huyện Giồng Riềng, Tân Hiệp, Châu Thành và Gò Quao) sẽ tiến hành gieo sạ lúa HT sớm, từ 20/3-20/4, thu hoạch trong tháng 7. Vụ TĐ xuống giống từ 10/7 đến 10/8, những khu vực bị ảnh hưởng lũ lớn (phía Bắc quốc lộ 80 của Tân Hiệp, Châu Thành) cần gieo sạ sớm để thu hoạch dứt điểm trong đầu tháng 10 nhằm né đỉnh lũ cao.


Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân cày ải phơi đất, cách ly

Trước khi xuống giống, nông dân cần tranh thủ cày ải phơi đất, tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh để cải tạo đất và phân hủy rơm rạ, đảm bảo khoảng cách giữa các vụ lúa tối thiểu từ 15-20 ngày để cắt nguồn sâu bệnh và ngộ độc hữu cơ. Các địa phương cần tiến hành đặt bẫy rầy để theo dõi tình hình rầy di trú, chọn thời điểm gieo sạ thích hợp theo từng đợt theo phương châm “xuống giống né rầy đồng loạt, tập trung cho từng vùng, từng cánh đồng”.

Ông Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Kiên Giang cho hay, ngoài những dịch hại thường gặp đầu vụ như ốc bươu vàng, bù lạch, chuột… thì lo ngại nhất là nguy cơ bùng phát bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) trên lúa HT.

Kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ rầy mang virus gây bệnh VL-LXL trên địa bàn tỉnh hiện nay là trên 20%. Đến nay, nông dân trong tỉnh mới xuống giống được khoảng 50% diện tích lúa HT nhưng đã có gần 200 ha bị nhiễm bệnh VL-LXL, với tỷ lệ gây hại trung bình từ 5-10%, chủ yếu trên trà lúa từ đẻ nhánh đến đòng trổ.

Vì vậy, khi xuống giống, bà con nông dân cần gieo sạ tập trung đồng loạt, né rầy theo đúng lịch thời vụ khuyến cáo và áp dụng quy trình 3 giảm 3 tăng để tránh dịch hại bộc phát, tuyệt đối không gieo sạ vào những đợt rầy nâu di trú cao để tránh bị rầy tấn công, truyền bệnh.

Sau khi gieo sạ, không phun thuốc ngừa khi rầy xuất hiện với mật số thấp, cần thường xuyên thăm đồng, nếu phát hiện bệnh VL-LXL với tỷ lệ thấp thì tiến hành nhổ hủy cây lúa nhiễm bệnh để cách ly. Còn nếu mật số bị nhiễm trên 30% thì phải báo với cơ quan chức năng để tiến hành cày trục hủy bỏ ruộng lúa, tiêu diệt mầm bệnh nhằm tránh lây lan ra diện rộng.

Về cơ cấu giống lúa, ngành nông nghiệp Kiên Giang khuyến cáo nông dân nên gieo sạ các giống có khả năng thích nghi rộng, cho năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, chống chịu rầy nâu trung bình khá như: OM 6976, OM 5451, OM 2517, OM 4900, GKG 1, OM 6932, OM 7374, OM 5472…

Khống chế các giống lúa cho phẩm chất gạo thấp như OM 576, IR 50404 không quá 15% diện tích gieo sạ, các giống lúa thơm đặc sản chiếm từ 10-15%, còn lại là lúa chất lượng cao phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Hình thành các vùng SX lớn với 1-2 loại giống, có cùng quy trình SX nhằm đảm bảo số lượng hàng lớn, chất lượng đồng nhất. Trong đó, tập trung xây dựng 100.000 ha lúa chất lượng cao phục vụ nhu cầu xuất khẩu đã được tỉnh quy hoạch.

Ông Ngô Đình Thức, PGĐ Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang cho biết, để đáp ứng nhu cầu lúa giống SX vụ HT, Trung tâm đã chuẩn bị lượng giống 2.330 tấn, trong đó có 528 tấn cấp nguyên chủng, còn lại là giống cấp xác nhận. Toàn bộ lượng giống trung tâm cung cấp ra đều là các giống chất lượng cao, nằm trong cơ cấu nhóm giống chủ lực của tỉnh như: GKG 1, OM 6976, OM 5451, OM 2517, OM 4900.

Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với lực lượng khuyến nông xây dựng mạng lưới xã hội hóa công tác giống được 2.698 ha, với lượng lúa giống khoảng 13.000 tấn, cơ bản đáp ứng được nhu cầu lúa giống phục vụ SX của tỉnh.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm