| Hotline: 0983.970.780

Siết chặt quản lý cây giống mắc ca

Thứ Sáu 22/08/2014 , 08:25 (GMT+7)

Mắc ca là cây cho quả khô quý hiếm, cây đa tác dụng, cây trồng dài ngày đem lại giá trị kinh tế cao. Nếu trồng cây giống không đảm bảo sẽ gây thiệt hại lớn./ Cơ hội mắc ca

Vì vậy, chọn được giống mắc ca tốt là vấn đề hết sức quan trọng.

Ông Đoàn Hữu Cường (ảnh), Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ Cty CP Xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến đã trao đổi với NNVN xung quanh vấn đề này.

nh-ong-cuong103107479

Thưa ông, Việt Nam có bao nhiêu giống mắc ca đã được Bộ NN-PTNT công nhận? Những đơn vị nào được phép SX cây giống mắc ca?

Đến thời điểm hiện tại, Bộ NN-PTNT đã công nhận 9 giống mắc ca tiến bộ kỹ thuật, trong đó có 5 giống (gồm: 842, 741, 800, 900, 695) thuộc sở hữu của Cty CP XNK nông lâm sản chế biến; 4 giống còn lại (gồm: OC, 246, 816, 849) thuộc sở hữu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Đây cũng là 2 đơn vị được phép SX cây giống mắc ca ở nước ta tính đến thời điểm hiện nay.

Qua theo dõi nhiều năm, chúng tôi nhận thấy có nhiều giống mắc ca không rõ nguồn gốc xuất xứ trôi nổi trên thị trường. Nếu nhà nước không có cơ chế quản lý tốt, chắc chắn nhiều người trồng sẽ bị thiệt hại nặng nề.

Cụ thể những thiệt hại đó là gì, thưa ông?

Để SX được cây giống mắc ca chất lượng tốt, điều kiện đầu tiên là phải có vườn cây mẹ ưu tú đã ra quả và phát triển thuần thục để lấy mắt ghép. Ở Việt Nam, số lượng cây mắc ca lâu năm không nhiều.

Một số đơn vị mặc dù không đủ điều kiện SX giống mắc ca nhưng vẫn cố tình nhảy vào lĩnh vực này để trục lợi. Họ lấy mắt ghép từ các cành cây non (cây chưa thuần thục) hoặc những cây không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được khảo nghiệm và đánh giá các chỉ số (năng suất, khả năng sinh trưởng phát triển… ở điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Việt Nam) để SX cây giống.

Do đó chất lượng không đảm bảo, năng suất thấp, thậm chí không có quả.

Năm 2003 Trung tâm Chuyển giao kỹ thuật nông lâm nghiệp Ba Vì (thuộc Cty CP XNK nông lâm sản chế biến) là đơn vị tiếp nhận 100 cây giống mắc ca và 500 kg hạt do Chính phủ Australia tặng. Vậy Trung tâm đã quản lý và sử dụng ra sao?

Để đưa được 100 cây giống mắc ca gồm nhiều dòng khác nhau về Việt Nam, công lao lớn nhất thuộc về nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn.

Hơn 10 năm qua, ông đã đi khắp các tỉnh Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên để trồng thử nghiệm cây mắc ca. Đến nay đã khẳng định được 5 tỉnh Tây Bắc, 5 tỉnh Tây Nguyên là những vùng có đủ điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây mắc ca.

Vậy là nông dân Tây Bắc và Tây Nguyên có thể tăng tốc mở rộng diện tích cây mắc ca để sớm xây dựng vùng nguyên liệu?

Việt Nam chưa có vùng nguyên liệu mắc ca để phục vụ công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, phải phát triển từ từ, tuyệt đối không nên chuyển đổi ồ ạt, vì chúng ta biết rằng, SX cây giống mắc ca rất khó. Nếu quá nôn nóng mở rộng diện tích, nông dân rất dễ mua phải cây giống kém chất lượng.

“Bằng mọi giá phải giữ được chất lượng giống mắc ca. Người chọn tạo giống phải cung cấp giống đã qua khảo nghiệm và được Bộ NN-PTNT công nhận; đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp đối với chất lượng cây giống của mình. Vì đây là một cây dài ngày, nếu trồng sau 3 - 4 năm không có quả thì nông dân có nguy cơ phá sản”, ông Đoàn Hữu Cường.

Là đơn vị trực tiếp SX cây giống mắc ca, Cty chúng tôi cũng rất muốn cung ứng số lượng lớn cây giống để thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên, có những giá trị còn quan trọng hơn cả lợi nhuận, đó là đảm bảo sản phẩm cây giống phải có chất lượng tốt nhất, để bà con đầu tư có hiệu quả kinh tế cao.

Tôi nghĩ, phải mất ít nhất 5 năm nữa chúng ta mới có được vùng nguyên liệu mắc ca. Bởi sản lượng quả mắc ca hiện tại mới chỉ đáp ứng nhu cầu SX giống (gốc ghép).

Trước mắt, các doanh nghiệp không nên vội vàng đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mắc ca quá lớn, mà nên nhập khẩu nguyên liệu với số lượng vừa phải để tạo ra sản phẩm, xây dựng thương hiệu, sau đó đẩy mạnh quảng bá sản phẩm để tạo thói quen tiêu dùng của người Việt. Bởi đây là một sản phẩm còn khá lạ lẫm trên thị trường nội địa.

Ngành chế biến mắc ca sẽ phát triển từ từ cùng với tốc độ gia tăng sản lượng mắc ca tại các vùng nguyên liệu.


Một vườn ươm, ghép giống cây mắc ca

Muốn xây dựng vùng nguyên liệu cần phải làm gì, thưa ông?

Đầu tiên phải chuẩn bị được nguồn giống tốt và trồng trong vùng có quy hoạch. Chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia xây dựng mô hình thí điểm cây mắc ca tại 10 tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên.

Đây là cơ sở thiết thực để các địa phương nghiên cứu tính phù hợp cho từng loại giống và năng suất, sản lượng của từng giống để quy hoạch phát triển cây mắc ca trong từng giai đoạn.

Tây Bắc và Tây Nguyên có diện tích trồng cà phê lớn. Bà con có thể trồng xen với cây mắc ca, vừa tạo bóng mát vừa thu được hiệu quả kinh tế. Nếu kết hợp thêm nuôi ong thì đây sẽ là mô hình siêu lợi nhuận.

Một số khu vực thường có mưa phùn vào thời kỳ cây mắc ca ra hoa, dẫn đến hiện tượng không đậu quả hoặc tỷ lệ đậu quả thấp. Có giải pháp nào để phát triển cây mắc ca ở những vùng sinh thái này không, thưa ông?

Chúng tôi đang nghiên cứu chọn lọc các giống mắc ca cho ra hoa sớm hoặc cho ra hoa muộn hơn để tránh thời điểm mưa phùn, đảm bảo năng suất cao.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất