| Hotline: 0983.970.780

Siết chặt quản lý giống lâm nghiệp

Thứ Năm 18/09/2014 , 10:13 (GMT+7)

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, hằng năm tỉnh này có nhu cầu khoảng 18 triệu cây giống lâm nghiệp phục vụ trồng 10.000 ha rừng. 

Nghề SXKD giống cây lâm nghiệp trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn còn nhiều cơ sở "chui".

Tình trạng xuất bán cây giống nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây con vẫn còn xảy ra. Trong năm 2013 toàn tỉnh có đến 57,3 triệu giống cây lâm nghiệp được xuất bán, nhưng chỉ 17,8 triệu cây được cấp giấy chứng nhận nguồn gốc. Làm 1 phép tính đơn giản, chúng ta thấy ngay đáp số: Đã có 39,5 cây giống chưa biết chất lượng ra sao đến với người trồng rừng!

Điều đáng quan ngại là đã xuất hiện tình trạng thương lái vận chuyển nhiều loại giống cây lâm nghiệp không rõ nguồn gốc đưa về các địa phương tiêu thụ với giá khá rẻ. Một số hộ trồng rừng vì ham rẻ nên mua cây giống trôi nổi, gây ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng và hiệu quả kinh tế rừng trồng sau này.

Nhiều cơ sở chưa đủ điều kiện SXKD vẫn ung dung hành nghề. Đáng chú ý là dọc hai bên quốc lộ 1A thuộc địa bàn thôn Phú Kim, xã Cát Trinh (Phù Cát), nhiều hộ SX cây bạch đàn bằng hạt giống không có nguồn gốc, có hộ SX cây giống không có trong danh mục giống cây trồng được phép SXKD. Tuy đã được ngành chức năng và chính quyền địa phương nhắc nhở, yêu cầu dừng SX, nhưng một số hộ vẫn không chấp hành.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Bình Định: “Chi cục đã xây dựng phương án quản lý SXKD giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định, văn bản hướng dẫn của các bộ ngành Trung ương, của tỉnh cho các cơ sở SXKD. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng và địa phương thường xuyên kiểm tra, xử lý các sai phạm trong lĩnh vực SXKD giống cây lâm nghiệp. Đối với các đơn vị, hộ gia đình cố tình vi phạm, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý cương quyết theo quy định của pháp luật”.

“Giống cây lâm nghiệp kém chất lượng giống như “quả bom nổ chậm”. Bởi chu kỳ rừng trồng đến 7 năm mới khai thác, mua phải giống cây rởm dù đầu tư bài bản đến mấy vẫn phát triển kém, cho năng suất thấp, mọi tổn thất người trồng rừng phải gánh chịu”, ông Lê Văn Hải, người chuyên trồng rừng SX ở huyện An Lão bày tỏ.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Phù Cát, trên địa bàn huyện có 20 cơ sở, hộ gia đình SXKD giống cây lâm nghiệp, chủ yếu tập trung ở 2 xã Cát Hanh và Cát Trinh. Trong số này chỉ có 6 đơn vị, cơ sở được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện SXKD. Từ đầu năm 2014 đến nay, mặc dù chính quyền địa phương đã nhắc nhở, yêu cầu những cơ sở chưa được cấp phép dừng SX, nhưng 16 hộ SX “chui” vẫn không chấp hành.

Để bảo vệ người trồng rừng, Phòng NN-PTNT huyện sẽ phối hợp với Chi cục Lâm nghiệp tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và chấn chỉnh các hộ SX "chui". Đồng thời thông báo “danh tính” các cơ sở không đủ điều kiện SX để người trồng rừng trên địa bàn biết nhằm tránh tình trạng mua phải giống cây rởm dẫn đến hệ lụy “tiền mất tật mang”.

UBND huyện miền núi An Lão cũng đã thành lập đoàn kiểm tra giống cây lâm nghiệp. Toàn huyện có 8 cơ sở được ngành chức năng cấp giấy phép SXKD cây giống.

Hằng năm các cơ sở này cung cấp ra thị trường hơn 5 triệu cây giống các lọai.  Đoàn công tác đã tiến hành kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh một số cơ sở SX "chui" tại các xã An Hòa, An Tân và thị trấn An Lão, nhằm nâng cao chất lượng cây giống cung ứng cho người trồng rừng...

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.