| Hotline: 0983.970.780

Siết chặt quản lý tôm giống

Thứ Ba 22/01/2019 , 14:35 (GMT+7)

Đó là chỉ đạo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tại hội nghị về công tác quản lý tôm giống và ký kết các quy chế phối hợp thực hiện do Bộ NN-PTNT vừa tổ chức tại Phú Yên.

13-52-53_2
Các địa phương ký quy chế phối hợp quản lý tôm nước lợ

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, tôm bố mẹ có vai trò then chốt trong chuỗi sản xuất tôm nước lợ. Do đó cần phải quản lý chặt nguồn cung ứng và chủ động tránh lệ thuộc vào nhập khẩu.

Thứ trưởng cho rằng, các địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi cần đẩy mạnh sản xuất tôm giống. Bên cạnh đó, phải có sự điều chỉnh các nhiệm vụ khoa học công nghệ để tập trung nguồn lực, lựa chọn đơn vị đủ năng lực giao nhiệm vụ nghiên cứu lâu dài về chọn tạo giống tôm nước lợ, đặc biệt là tôm sú phù hợp với mỗi tiểu vùng sinh thái của nước ta.

Thứ trưởng lưu ý, việc chọn tạo tôm giống cần phải đáp ứng theo hướng sạch bệnh, tăng trưởng nhanh và kháng bệnh.

“Về sản xuất, hiện có hai loại, một là sản xuất có quy chuẩn, tiêu chuẩn, hai là nhỏ lẻ, "cuốc xẻng". Trong cơ chế thị trường, các cơ sở có tiêu chuẩn, quy chuẩn và thương hiệu thường lên mạng quảng cáo. Vấn đề là họ có đáp ứng đủ nhu cầu hay không? Nếu chưa đáp ứng đủ thì các sơ sở không đảm bảo sẽ xen vào. Vì thế chúng ta phải vừa chống vừa xây, đạt nhiều cơ sở sản xuất tôm có tiêu chuẩn, quy chuẩn”, Thứ trưởng gợi ý.

Theo Tổng cục Thủy sản, hàng năm cả nước có khoảng 720.000ha nuôi tôm nước lợ. Nhu cầu tôm giống đáp ứng khoảng 130 tỷ con, trong đó 100 tỷ giống tôm thẻ chân trắng và 30 tỷ giống tôm sú. Số lượng tôm bố mẹ cần để sản xuất ra tôm giống khoảng 250.000 con, trong đó 200.000 tôm thẻ chân trắng và 50.000 tôm sú. Ngoài nguồn tôm bố mẹ cung cấp cho sản xuất tôm giống có từ tự nhiên, thì còn nhập khẩu và tự chọn tạo trong nước.

Năm 2018, cả nước có 2.457cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, tập trung chủ yếu tại các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ gồm Ninh Thuận và Bình Thuận. Kế hoạch năm 2019, diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước tăng lên 725.000ha. Tuy nhiên công tác quản lý tôm giống chưa thực hiện theo chuỗi, mà đang được phân giao theo khâu (nghiên cứu, kiểm dịch, khuyến ngư, quản lý sản xuất...).

12-21-00-dsc-0019100457350
Nuôi tôm công nghệ cao ở Bạc Liêu

Tại các tỉnh trọng điểm nuôi tôm thương phẩm vào mùa cao điểm thả giống vẫn còn số lượng lớn tôm giống không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch.  Do đó, Tổng cục Thuỷ sản đề nghị cần có sự chia sẻ, gắn kết thông tin giữa các đơn vị để thuận lợi hơn trong quản lý chất lượng tôm giống.

Để DN và người dân tiện kiểm soát về chất lượng giống tôm, Tổng cục Thủy sản đã đưa thông tin chi tiết các cơ sở nhập khẩu, ngày nhập khẩu, số lượng, nguồn gốc tôm bố mẹ trên cổng thông tin điện tử www.tongcucthuysan.gov.vn.

Để đảm bảo việc trao đổi thông tin kịp thời phục vụ công tác quản lý giống tôm nước lợ giữa Tổng cục Thủy sản và 28 địa phương ven biển, trong đó, giữa các địa phương cung cấp giống tôm nước lợ gồm Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận (bên sản xuất), các địa phương tiêu thụ giống tôm nước lợ gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TT - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi... và các ĐBSCL gồm Long An,Tiền Giang,Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau... (bên tiêu thụ) đã ký kết quy chế phối hợp.

 

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.