| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc:

Siết vòng điều tra gia tộc cựu Ủy viên Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang

Thứ Ba 04/03/2014 , 22:21 (GMT+7)

Ngày 4-3, Thời báo Hoàn Cầu, ấn bản điện tử của Nhân Dân Nhật Báo đã chính thức đưa tin gia tộc Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra do liên quan đến tham nhũng.

Trước đó, báo chí nước ngoài đã râm ran việc con trai của ông Chu Vĩnh Khang là Chu Bân và những người thân của cựu ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc đã bị bắt do liên quan đến tham nhũng. Song, báo chí Trung Quốc đã im lặng cho đến khi kỳ họp của Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc diễn ra từ ngày 3-2 đến 12-3.

Chu Nguyên Thanh, em trai của ông Chu Vĩnh Khang và vợ là Chu Linh Anh đã bị điều tra từ tháng 12-2013 do bị nghi ngờ lợi dụng mối liên hệ đặc biệt của gia thế họ Chu để làm giàu cho gia đình.

Gia tộc tham nhũng

Thời báo Hoàn Cầu nhận định tình hình cho thấy nhiều người thân cận với cựu Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc đang dính đến tham nhũng.  Thời báo Bắc Kinh dẫn lời các quan chức chính phủ Trung Quốc cho biết Chu Nguyên Thanh khi còn là giám đốc phòng tài nguyên và đất đai quận Huệ Sơn, thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô  đã có các mối quan hệ đáng ngờ với các công ty có liên kết vối tập đoàn dầu mỏ quốc gia Trung Quốc (CNPC), nơi ông Chu Vĩnh Khang từng là quan chức lãnh đạo từ năm 1988 đến 1998.

Cụ thể, Chu Linh Anh đã kết hợp cùng tập đoàn năng lượng Côn Lôn thành lập một công ty dưới quyền điều hành của CNPC năm 2012. Từ đó, Chu Linh Anh đã dự thế lực chính trị của gia đình chồng đã bành trướng kinh doanh trong lĩnh vực khí thiên nhiên ở Trung Quốc .

Ngoài ra, công tu của Chu Linh Anh còn được đặc quyền làm đại lý phân phối xe hơi của hãng Audi ở thành phố Giang Âm, tỉnh Giang Tô ngay sau khi công ty này khai trương năm 2010. Audi là nhãn hiệu xe hơi mà các quan chức Trung Quốc thường dùng. Thời báo Hoàn Cầu cho rằng để có được giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực này thì chủ doanh nghiệp phải có mối quan hệ khá thân cận với giới quan chức mà thậm chí ngay cả một giám đốc giàu kinh nghiệm của Audi cũng không tài nào tạo dựng được khi hãng này muốn kinh doanh ở Trung Quốc.

Các nguồn tin cho rằng Chu Linh Anh có được giấy phép kinh doanh nhờ vào sự giúp sức của người cháu Chu Bân, vốn là con trai lớn của cựu Bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang. Bà Chu Linh Anh cũng tham gia hợp tác xây dựng một cơ sở khí đốt hóa lỏng với một chi nhánh của CNPC.

Chu Bân, con trai của Chu Vĩnh Khang có mối quan hệ mật thiết với quan chức chính phủ để củng cố cho đế chế kinh doanh của mình. Chu Bân đã giành được quyền thầu một dự án nhà trợ giá của chính phủ ở Bắc Kinh rồi sau đó bán lại cho một công ty bất động sản để bỏ túi riêng một khoản tiền khá lớn.

Chu Vĩnh Khang khó thoát?

Tuy truyền thông Trung Quốc chưa đề cập cụ thể đến ông Chu Vĩnh Khang trong các vụ điều tra trên nhưng người phát ngôn kỳ họp thường niên của Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc Lữ Tân Hoa hôm 3-3 đã ám chỉ rằng, “chính phủ Trung Quốc sẽ trừng phạt nghiêm khắc các quan chức tham nhũng dù họ có là quan chức cấp cao trong bộ máy chính quyền”.

Thời báo Hoàn Cầu còn úp mở rằng thông tin này nhằm đáp lời câu hỏi liệu ông Chu Vĩnh Khang, người đã nghỉ hưu từ năm 2012 có bị điều tra tham nhũng hay không. Chính quyền trung ương Trung Quốc đã phát động chiến dịch trừng phạt của “những con cọp” lẫn “ những con ruồi” trong cuộc chiến chống tham nhũng, nhằm ám chỉ các quan chức ở mọi cấp độ trong chính quyền, nếu tham nhũng sẽ không thoát khỏi gọng kiềm của chính phủ.

Trong đó, có Lý Hoa Lâm, chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Côn Lôn kiêm phó tổng giám đốc của CNPC đã bị điều tra năm 2013 do vị phạm kỷ luật đảng nghiêm trọng. Song, kỳ thật nhân vật này là một mắc xích quan trọng trong đường dây tham nhũng của gia tộc nhà họ Chu.

Thời báo Hoàn Cầu cho biết người thân của Chu Vĩnh Khang còn kiếm tiền từ việc sử dụng mối quan hệ thân mật với chính phủ để giúp cho những người khác dàn xếp ổn thỏa các vấn đề rắc rối của họ. Cụ thể như giảm án cho một số người với số tiền 150.000 nhân dân tệ (24.407 USD) mỗi trường hợp.

Đặc biệt, các quan chức cấp cao trong hệ thống tập đoàn CNPC và các doanh nhân có mối quan hệ với Chu Bân đã bị điều tra hàng loạt. Trong đó có Dương Khiết Mẫn, cựu chủ tịch Ủy ban quản lý và giám sát tài sản công kiêm chủ tịch CNPC đã bị điều tra hồi tháng 9-2013.

Mễ Hiểu Đông bạn cùng phòng với Chu Bân thời còn học ở đại học dầu khí Tây Nam Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên vào cuối những năm 1980 , cũng đã bị bắt giữ hồi tháng 10-2013. Báo tin tức Bắc Kinh cho biết Mễ là mắt xích quan trọng, giúp gia đình họ Chu giành được hai mỏ dầu thuộc sở hữu của CNPC với giá rẻ mạt, sau đó bán lại để thu một món lời khá lớn.

(tuoitre.vn)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất