| Hotline: 0983.970.780

Siêu bão Amphan đổ bộ, ít nhất 20 người ở Ấn Độ và Bangladesh thiệt mạng

Thứ Năm 21/05/2020 , 16:07 (GMT+7)

Những cơn gió mạnh xé toạc các trụ điện, tường và các tòa nhà, với mức độ thiệt hại đầy đủ vẫn chưa thể tính toán hết.

Một chiếc thuyền đưa mọi người thoát khỏi tình trạng lũ lụt do Siêu bão Amphan gây ra khi tấn công các khu vực ven biển ở Bangladesh và Ấn Độ. Ảnh: AP.

Một chiếc thuyền đưa mọi người thoát khỏi tình trạng lũ lụt do Siêu bão Amphan gây ra khi tấn công các khu vực ven biển ở Bangladesh và Ấn Độ. Ảnh: AP.

Lốc xoáy mạnh nhất tấn công Bangladesh và miền đông Ấn Độ trong hơn 20 năm qua, xé toạc nhà cửa, nhấn chìm ô tô trên những con đường ngập nước và cướp đi sinh mạng 20 người.

Các nhà chức trách đã bắt đầu khảo sát thiệt hại hôm thứ Năm (21/5) sau khi hàng triệu người trải qua một đêm mất ngủ với sức gió 165 km/h mang theo cây cối, trụ điện, tường, mái nhà, và khiến các trạm biến áp phát nổ.

Tại Bangladesh, các quan chức cho biết họ đang chờ đợi báo cáo từ Sundarbans, một di sản thế giới của Unesco nổi tiếng với rừng ngập mặn và số cá thể hổ đang bị đe dọa tuyệt chủng, nơi gánh chịu cơn bão.

Việc sơ tán hơn 3 triệu người từ các ngôi làng ven biển giúp tránh hậu quả số người chết kinh hoàng. Tuy nhiên, lại làm tăng nỗi lo về đại dịch Covid-19 lan rộng trong các nhà chờ đông đúc.

Chính quyền ở cả hai quốc gia đã gửi khẩu trang và thuốc chống viêm nhưng việc áp dụng giãn xa cách xã hội hầu như không thể khi mà các gia đình bị lèn chật cứng tại các trường học, tòa nhà chính phủ và hội trường cộng đồng.

Thủ hiến bang Tây Bengal, Mamata Banerjee, ước tính có 10-12 người chết trong tiểu bang, mặc dù không phải tất cả đều được xác nhận ngay lập tức. Các quan chức Bangladesh cho biết 8 người thiệt mạng, bao gồm một cậu bé 5 tuổi và một người đàn ông 75 tuổi, cả hai bị cây đổ ngã và một tình nguyện viên đuối nước.

Cây đổ và những khối bê tông mang theo những cơn gió mạnh cũng bị coi là nguyên nhân chính khiến nhiều người thiệt mạng ở Ấn Độ.

Thủ phủ Tây Bengal, Kolkata, thức dậy với nhiều xe hơi chìm sâu trong đường phố ngập nước. Phần lớn thành phố 15 triệu dân chìm trong bóng tối khi các trạm biến áp phát nổ.

"Hàng triệu người trên khắp Ấn Độ và Bangladesh không có điện", các quan chức cho biết.

Lốc xoáy suy yếu khi nó di chuyển dọc bờ biển Bangladesh nhưng vẫn còn mưa lớn và gió dữ dội ở Cox’s Bazar, quận có khoảng một triệu người tị nạn Rohingya trốn tránh bạo lực ở Myanmar.

Amphan là siêu bão lốc xoáy đầu tiên hình thành trên Vịnh Bengal kể từ năm 1999, và gió thổi mạnh tới 185 km/h trên biển.

Nó mang đến một cơn bão dữ dội – kèm theo là bức tường nước biển, thường là nguyên nhân chính khiến nhiều người thiệt mạng – càn quét đất liền.

Ở phía tây nam Bangladesh, một con sóng cao 1,5 mét phá vỡ một bờ kè và khiến đất nông nghiệp ngập nước, cảnh sát cho biết.

Các quan chức Bangladesh cho biết các khu rừng ngập mặn của Sundarbans bắt đầu chịu tác động tồi tệ.

“Chúng tôi vẫn chưa có những bức ảnh thực tế về thiệt hại. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến một số động vật hoang dã. Chúng có thể bị cuốn trôi trong cơn bão khi thủy triều lên cao”, Trưởng ban quản lý rừng Moyeen Uddin Khan cho biết.

“Những ngôi nhà trông giống như vừa bị máy ủi san bằng”, Babul Mondal, 35 tuổi, người dân ở rìa phía Ấn Độ của Sundarbans, cho biết. “Mọi thứ đều bị phá hủy”.

Menurur Rahman, Bộ trưởng Quản lý thảm họa của Bangladesh, cho biết 2,4 triệu người và hơn nửa triệu gia súc đã được đưa đến nơi trú ẩn.

Ấn Độ cũng sơ tán hơn 650.000 người ở Tây Bengal và Odisha.

Vì lý do e ngại Covid-19, các nhà chức trách phải sử dụng thêm không gian trú ẩn để giảm sự đông đúc, đồng thời làm khẩu trang bắt buộc và đặt các phòng cách ly sang một bên. Số lượng nhiễm trùng vẫn đang tăng vọt ở cả hai nước.

Bờ biển thấp Bangladesh, nơi sinh sống của 30 triệu người và phía đông Ấn Độ thường xuyên bị vùi dập bởi lốc xoáy. Hàng trăm ngàn người tử vong do mưa bão trong những thập kỷ gần đây.

Năm 2007, Bão Sidr từng khiến hơn 3.500 người chết ở Bangladesh. Năm 1999, siêu bão đã khiến gần 10.000 người chết ở bang Odisha Ấn Độ. Năm 1991, bão, lốc xoáy và lũ lụt đã giết chết 139.000 người ở Bangladesh.

(Theo AP, TheGuardian)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm